Phân mảnh ADN tinh trùng – Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn thường gặp ở nam giới

Ngày nay, tỉ lệ các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn ngày càng tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó phân mảnh ADN tinh trùng là nguyên nhân thường gặp. Cần làm gì để giúp các cặp vợ chồng sớm đón được con yêu trong trường hợp này? Hãy theo dõi bài viết này.

I. Phân mảnh ADN tinh trùng là gì? 

Phân mảnh ADN tinh trùng còn gọi là tinh trùng đứt gãy, là tình trạng chuỗi ADN của tinh trùng bị đứt từng đoạn nhỏ, không có sự liền mạch. Đây là một bất thường di truyền của tinh trùng. Tình trạng này chiếm tới 20% các trường hợp gây vô sinh nam. 

Thông thường, tinh trùng có cấu tạo gồm 3 phần cơ bản là phần đầu, cổ và đuôi. Phần đầu tinh trùng có chức năng ly giải màng trứng để giúp cho tinh trùng có thể kết hợp được với trứng khi thụ tinh. Trong phần đầu tinh trùng chứa nhân và trong nhân có chứa bộ gen ADN, cũng chính là vật liệu di truyền cơ bản kết hợp với bộ gen của trứng để tạo nên phôi thai.

Phần cổ tinh trùng chứa các ty thể với nhiệm vụ giải phóng năng lượng giúp tinh trùng di chuyển còn phần đuôi có nhiệm vụ giúp tinh trùng bơi vào vòi trứng và thụ tinh.

Hình ảnh minh họa phân mảnh ADN tinh trùng
Hình ảnh minh họa phân mảnh ADN tinh trùng

Nam giới có tinh trùng đứt gãy sẽ có nguy cơ:

  • Chất lượng phôi kém.
  • Giảm khả năng thụ tinh.
  • Tăng tỷ lệ sảy thai ở vợ.
  • Giảm tỷ lệ mang thai.
  • Tăng nguy cơ thai nhi mang các đột biến gây bệnh.

II. Vì sao ADN của tinh trùng bị phân mảnh?

Ngày nay, tỷ lệ phân mảnh ADN tinh trùng ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại với nhiều cặp vợ chồng khi phải đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Phân mảnh tinh trùng có thể do những nguyên nhân chính sau gây nên:

  • Bất thường hệ sinh dục nam giới: Mắc bệnh lý cơ quan sinh dục, nhiễm trùng tuyến sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm đường tiết niệu…
  • Do sự lắp ráp nhiễm sắc thể bất thường.
  • Do việc sản xuất quá mức các gốc oxy tự do (ROS).
  • Yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, sinh sống trong môi trường nhiễm chất phóng xạ, từ trường.
  • Lối sống: Thói quen hút thuốc lá, ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều thực phẩm chứa hóa chất, thường xuyên để vùng bìu bị nóng (mặt quần lót quá chật, xông hơi thường xuyên, ngồi lâu trong thời gian dài…).
  • Mắc bệnh: Người bị bệnh ung thư, đái tháo đường, nhiễm trùng toàn thân…

Những yếu tố nêu trên đều góp phần làm tăng nguy cơ phân mảnh ADN tinh trùng ở nam giới.

Yếu tố môi trường, lối sống ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tinh trùng
Yếu tố môi trường, lối sống ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tinh trùng

III. Xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng – Phương pháp chẩn đoán vô sinh nam sớm

1. Xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng là gì?

Đây là xét nghiệm kiểm tra mức độ phân mảnh ADN tinh trùng, kiểm tra những hư hỏng trên phân tử ADN của tinh trùng liên quan đến sự tách, đứt gãy mạch đơn hay mạch đôi bằng phương pháp phân tán ADN chất nhiễm sắc. 

Xét nghiệm này có tên gọi khoa học là Halosperm test. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ xác định được chi tiết nguyên nhân gây tình trạng vô sinh nam. Nhờ đó sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất, giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí và tăng cơ hội có con cho các các vợ chồng hiếm muộn.

2. Đối tượng cần xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng

Những đối tượng dưới đây nên thực hiện xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng:

  • Cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai, thai lưu, thai dị tật liên tiếp.
  •  Cặp vợ chồng làm IVF nhưng thất bại nhiều lần.
  • Cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân, kể cả khi chỉ số tinh dịch đồ không có bất thường.
  • Người từng xét nghiệm tinh dịch đồ có số tinh trùng hình dạng bình thường ít hoặc có số lượng tinh trùng di động giảm.
  • Nam giới có tiền sử ung thư, nhiễm khuẩn tiết niệu, người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, người có cuộc sống căng thẳng, stress quá mức.
  • Nam giới trên 40 tuổi.

Ngoài ra, điều kiện để chỉ định xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng là người yêu cầu xét nghiệm phải có mật độ tinh trùng lớn hơn hoặc bằng 5 triệu/ml.

3. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm

Trước khi lấy mẫu, người bệnh cần kiêng xuất tinh trong vòng 2 – 7 ngày, tốt nhất là kiêng 3 – 5 ngày. Tinh dịch sẽ được lấy nhờ phương pháp tự kích thích và người bệnh sẽ xuất tinh vào lọ đựng mẫu.

Mẫu xét nghiệm sẽ được đưa ngay đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra. Nếu không, sẽ phải bảo quản trong nhiệt độ 25 – 37 độ C trong 1 giờ và 2 – 8 độ C trong 24 giờ. Nếu bảo quản trong nitơ lỏng sẽ bảo quản được lâu hơn.

Phan manh ADN tinh trung – Nguyen nhan gay vo sinh hiem muon 03

IV. Tinh trùng đứt gãy điều trị như thế nào?

Tinh trùng đứt gãy là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vô sinh nam. Thật may là tình trạng này có thể được khắc phục nếu tìm ra đúng nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống, theo quen hằng ngày: xây dựng chế độ ăn uống và làm việc khoa học như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, ăn nhiều thực phẩm chứa acid folic, bổ sung vitamin C, vitamin E… Chăm chỉ tập luyện thể dục, hạn chế rượu bia, không tiếp xúc hóa chất độc hại cũng giúp cải thiện tình trạng này.

Ngoài ra, nên sử dụng những thực phẩm giúp tăng cường chất lượng tinh trùng cả về chất lượng và số lượng để tăng khả năng thụ thai thành công. 

Nếu thực hiện nghiêm túc những biện pháp trên kết hợp điều trị theo phương pháp của bác sĩ sẽ cải thiện tốt tình trạng phân mảnh ADN tinh trùng, giúp giấc mơ có con của các cặp vợ chồng hiếm muộn nhanh chóng trở thành hiện thực.

Xem thêm:

5/5 (1 Review)