Mẹ bầu cần lưu ý gì trong 3 tháng đầu

Trong suốt thai kỳ, 3 tháng đầu tiên hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm rất quan trọng. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy khó chịu nhất và cũng cần được chăm sóc cẩn thận nhất.

Ai cũng từng trải qua lần đầu tiên được làm mẹ với bao nhiêu cảm giác sung sướng, vỡ òa, cả hồi hộp và lo lắng. Những thay đổi trong cơ thể, những biến chuyển trong tâm lý, những triệu chứng khó ở có thể khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng “sáng nắng, chiều mưa, trưa nổi gió” khiến những người thân bên cạnh đôi khi cũng chẳng biết thế nào mà lần. 

Nhưng tự nhiên là thế! Khi trao tặng cho ai đó một món quà – giống như ban tặng cho người mẹ một em bé xinh xắn, khỏe mạnh, ông trời dường như cũng thử thách người đó một điều gì đó. Và thường thì những thử thách ấy sẽ giúp người mẹ làm quen, thích nghi dần với những cảm xúc, tình cảm, cả trách nhiệm và nghĩa vụ của một người mẹ. 

Me bau can luu y gi trong 3 thang dau 01

Thật may là hầu hết mọi người mẹ đều chiến thắng thử thách này. Và để con đường đi đến chiến thắng dễ dàng hơn, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:

Lưu ý về lịch khám thai

Đa phần các phụ nữ phát hiện mình có thai khi thấy trễ kỳ kinh, sau khoảng 5 tuần. Mọi người sẽ mua que thử thai để thử. Và khi que thử báo 2 vạch thì đó là lúc mẹ bầu sẽ đi khám lần đầu tiên. Lần khám thai này, bác sỹ sẽ siêu âm để khẳng định đã có thai hay chưa và thai có làm tổ đúng vị trí hay không, xác định tuổi thai và dự kiến ngày sinh. Trong lần khám này, mẹ bầu cũng được đo huyết áp, chiều cao, cân nặng.

Lần khám thứ 2 khi thai nhi được 7-8 tuần tuổi. Lần này, khám và siêu âm thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng thể, thai nhi sẽ được kiểm tra tim thai, phôi thai.

Lần khám thứ 3 quan trọng nhất, chính là khi thai nhi được 12-13 tuần tuổi. Mẹ bầu đừng bỏ qua mốc thời gian quan trọng này nhé, vì đây là thời điểm chính xác nhất để sàng lọc một số dị tật thai nhi thông qua một số xét nghiệm. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học và khoa học công nghệ, nhiều dị tật thai nhi được phát hiện rất sớm trong giai đoạn này. Trong một số trường hợp cần thiết, mẹ bầu còn có thể thực hiện xét nghiệm NIPT để sàng lọc dị tật thai nhi, cho kết quả chính xác cao ngay từ tuần thứ 10. Mẹ bầu cần chủ động đi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm (nếu cần) để sàng lọc, và có biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời.

3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý về lịch khám thai
3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý về lịch khám thai

Lưu ý phòng sảy thai

Phát hiện có thai sớm là rất quan trọng để phòng sảy thai. Trước khi sử dụng que test hay đến bệnh viện khám để xác định có thai, mẹ bầu có thể đoán mình có thai sau một thời gian có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai và có một số biểu hiện như: người mệt mỏi, buồn nôn và nôn, chán ăn, chóng mặt, nhũ hoa chuyển màu sậm, đi tiểu nhiều hơn bình thường. 

Những lúc này, mẹ bầu cần hết sức lưu ý thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày, tránh các vận động mạnh như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…, không nên bê vác vật trước ngực nặng hay ngồi xổm, không quan hệ tình dục thường xuyên và mạnh bạo, không với 2 tay lên cao, hạn chế tối đa sơn móng tay hay xịt nước hoa trực tiếp vào người vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, thậm chí dẫn tới động thai gây nguy hiểm. Mẹ bầu có thể lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… để tăng cường sức khỏe.

Lưu ý về dinh dưỡng

Việc giữ ổn định thai nhi là điều được ưu tiên quan trọng nhất trong 3 tháng đầu. Lúc này, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn chín uống sôi, được bổ sung thuốc bổ, vitamin và đặc biệt là sắt và axit folic để thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý về dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và axit folic
3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý về dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và axit folic

3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, nôn nghén vì thế cần phải bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Các thực phẩm cho mẹ bầu trong giai đoạn này vẫn cần đủ các nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, cần gia tăng các thực phẩm giàu sắt và axit folic từ các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt họ đậu, các loại rau xanh, trái cây.

Dứa, đu đủ xanh, rau ngót… là những thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng, vì nó có thể gây co thắt tử cung, gây đau nhức, khó chịu, thậm chí gây sảy thai. Ngoài ra, các loại thức uống có cafein, rượu bia, thuốc lá… cũng được khuyến cáo không nên có trong chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu trong suốt thai kỳ để thai nhi phát triển mạnh khỏe. 

Lưu ý về tâm lý

Bên cạnh khám thai đầy đủ, có biện pháp phòng tránh sảy thai, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo, một yếu tố nữa cũng đặc biệt quan trọng là mẹ bầu cần luôn có một tinh thần thoải mái, vui vẻ. Cho dù những thay đổi trong tâm sinh lý khi mang bầu có thể làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, thậm chí căng thẳng, stress, nhưng mẹ bầu cần chủ động cân bằng cảm xúc để giúp con yêu phát triển tốt: Mẹ vui cười – Con khỏe mạnh. Những người thân bên cạnh – nhất là những người chồng – người cha cần hết sức lưu ý trong việc chủ động chia sẻ, động viên mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn này./.

Xem thêm:

 

0/5 (0 Reviews)