HPV và ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có 14 người mắc bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC), trong đó 7 người tử vong. Có thế thấy con số rất đáng báo động, song thực tế là nhiều người vẫn chưa biết rõ HPV là gì và có liên quan gì đến bệnh ung thư cổ tử cung. 

I. HPV là gì và có mối liên quan gì đến Ung thư cổ tử cung ?

HPV có mối liên quan gì tới Ung thư cổ tử cung?
HPV có mối liên quan gì tới Ung thư cổ tử cung?

HPV (Human Papilloma Virus) là một loại virus rất phổ biến, được biết đến như là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung (UTCTC). Đây là loài virus đặc biệt chỉ gây bệnh trên biểu mô da và màng nhầy ở người. Virus HPV rất phổ biến, hầu hết các đối tượng đã từng quan hệ tình dục đều từng bị lây nhiễm ít nhất một chủng loại HPV một lần trong đời. 

HPV bao gồm hơn 100 chủng loại, trong đó có 30 – 40 chủng thuộc vùng hậu môn – sinh dục. Tùy vào khả năng gây ung thư hay không mà người ta chia các tuýp HPV ra làm 2 nhóm: một là HPV nguy cơ thấp gây ra mụn cóc ở bàn tay – bàn chân, sùi mào gà ở vùng hậu môn – sinh dục, u nhú đường hô hấp hay tăng sản biểu mô khoang miệng, hai là HPV nguy cơ cao hiện có khoảng 15 chủng loại gây ra ung thư, đặc biệt HPV 16, 18 gây UTCTC.

II. Những yếu tố thuận lợi cho tiến triển ung thư cổ tử cung từ nhiễm HPV

Đây là một virus lây truyền phổ biến nhất qua đường tình dục, thậm chí có thể lây nhiễm khi bạn chung thủy quan hệ tình dục với 1 người, và thường chỉ có biểu hiện của bệnh sau nhiều năm, rất khó để biết lây nhiễm từ khi nào. 

da

Một số yếu tố được cho là thuận lợi cho HPV tiến triển đến ung thư cổ tử cung:

  • Sinh nhiều
  • Giao hợp sớm
  • Nhiều bạn tình
  • Thuốc lá

III. Cách phòng tránh lây nhiễm virus HPV

Theo các bác sĩ, nhiễm virus HPV không đồng nghĩa bạn sẽ bị ung thư cổ tử cung bởi virus HPV có nhiều chủng khác nhau, trong đó 90% trường hợp cơ thể có thể tự đào thải khi bị nhiễm loại virus này, chỉ có vài chủng HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nếu cơ thể suy giảm sức đề kháng, nó sẽ tấn công và gây bệnh. 

Khi đã nhiễm HPV, thì nên theo dõi và phát hiện sớm tổn thương gây ra. Bệnh UTCTC phát hiện sớm, bạn có thể điều trị áp lạnh, đốt điện, khoét chóp cổ tử cung. Còn phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn có thể phải cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, thậm chí phối hợp với xạ trị, hóa trị.

Các bác sĩ đưa ra một số cách phòng tránh lây nhiễm virus này như sau:

– Thăm khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để giảm nguy cơ mắc bệnh và phát hiện bệnh sớm. Những phụ nữ định kỳ làm xét nghiệm Pap có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

– Duy trì chế độ ăn khoa học, đủ dưỡng chất.

– Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể thao thường xuyên, tăng sức đề kháng để loại bỏ HPV khỏi cơ thể.

– Thiết lập lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ. Hạn chế số bạn tình và chung thủy với một người.

– Tiêm vacxin phòng ngừa HPV. Độ tuổi tiêm vacxin ngừa HPV khoảng 9-26 tuổi.

Xem thêm:

 

0/5 (0 Reviews)