SAU CHUYỂN PHÔI NÊN ĂN GÌ?

Sau chuyển phôi nên ăn gì? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người mẹ. Nếu như sức khỏe sinh sản là yếu tố quyết định thì chế độ ăn uống lại đóng vai trò hỗ trợ cực kỳ quan trọng.

Có những người thật may mắn được trở thành mẹ rất tự nhiên và dễ dàng. Lại có cả những người mẹ thiếu may mắn hơn, họ không thể có con một cách tự nhiên được. Và một số ít người muốn lựa chọn sinh con theo ý muốn. Với hai trường hợp sau, IVF đang là giải pháp cho họ.

SAU CHUYEN PHOI NEN AN GI 02

Cùng với sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố hỗ trợ quan trọng, giúp người phụ nữ dễ dàng mang thai hơn, nuôi giữ thai tốt hơn và có cơ hội được đón những đứa con khỏe mạnh. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi phụ nữ trong giai đoạn sau chuyển phôi cần có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, đủ các nhóm chất. Và có thể áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải nếu muốn hoặc thấy phù hợp. Cụ thể, phụ nữ trong giai đoạn sau chuyển phổi cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu đạm

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát việc sản xuất nội tiết tố của cơ thể. Các nội tiết tố này quyết định số lượng và chất lượng trứng ở người phụ nữ. Và thật dễ hiểu, số lượng trứng đủ, chất lượng trứng tốt chính là “đầu vào” quan trọng của một ca IVF thành công. Vì thế, ngay từ khi có ý định thực hiện IVF, chị em phụ nữ cẩn đảm bảo khẩu phần ăn có đầy đủ các thực phẩm giàu đạm như: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê…), các loại thịt trắng (thịt gà, thịt vịt, thịt ngan…), các loại đậu, hạt, các loại cá, trứng, sữa và thực phẩm chế biến từ sữa. 

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Danh sách các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa bao gồm: 

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ…
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đậu ngự…
  • Dầu hạt cải, dầu ô liu…

Đồng thời, chị em nên tránh các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong mỡ và nội tạng động vật, các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán…

SAU CHUYEN PHOI NEN AN GI 01

Thực phẩm chứa carbohydrate tốt

Bánh mì nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu… chính là các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate lành mạnh. Chúng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào mà phụ nữ trước, trong và sau giai đoạn chuyển phổi không nên bỏ qua.

Ăn uống đủ nước hàng ngày

2-3 lít/ nước mỗi ngày rất cần thiết cho chị em dù ở giai đoạn nào của chu trình IVF. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể và giải độc. Chị em lưu ý là lượng nước này bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây, sinh tố… và cả nước canh/súp trong mọi bữa ăn hàng ngày. Tuy nước quan trọng như thế, nhưng chị em cũng không nên ăn uống quá nhiều nước, 2-3 lít nước/ngày là đủ.

Bổ sung các khoáng chất, vi chất và vitamin

Các khoáng chất, vi chất và vitamin cần thiết cho mọi phụ nữ trước, trong và sau quá trình mang thai bao gồm:

  • Axit folic: Giúp hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • DHA Omega-3: giúp não bộ của thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Vitamin D3 và canxi: giúp phát triển của xương.
  • Sắt: Bổ máu và phòng thiếu máu do thiếu sắt

Chị em nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả, trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể. Các loại rau củ quả có thể kể đến như: rau cải ngọt, cải xanh, rau muống, mồng tơi, rau dền, bí đỏ, bí xanh, ớt huông, cà chua… Và các loại trái cây có thể kể đến bao gồm: Cam, chanh, bưởi, bơ, đu đủ chín, lựu, kiwi, chuối, táo…

Một số điều cần lưu ý

SAU CHUYEN PHOI NEN AN GI 03

Song song với việc đảm bảo một khẩu phần ăn hợp lý, đủ lượng đủ chất, các chị em cần tránh/hạn chế tối đa các loại thực phẩm có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình làm mẹ của bản thân bao gồm: Các loại thực phẩm chế biến sẵn (như xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, thịt xông khói…), thực phẩm tái/sống (như gỏi, nem chua…), thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm cay nóng, thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ làm sảy thai (như rau răm, đu đủ xanh, măng,..), các thực phẩm/đồ uống chứa caffein và cồn…

Khuân vác đồ vật nặng, lên xuống cầu thang nhiều, chơi các môn thể thao vận động mạnh… cũng nằm trong danh sách khuyến cáo các chị em làm IVF nên bỏ qua. Thay vào đó, chị em có thể chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền… Và lưu ý, quan hệ vợ chồng cũng nên tránh trong giai đoạn nhạy cảm này.

Sau khi chuyển phôi, phôi cần từ 1-5 ngày để làm tổ. Do đó, chị em cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian này. Duy trì chế độ ăn uống điều độ, ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp chị em cảm thấy khỏe hơn và giúp quá trình làm tổ của phôi nhanh và thuận lợi hơn./.

Xem thêm:

5/5 (1 Review)