Những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần lưu tâm

Khi mang thai, có những dấu hiệu bất thường chứng tỏ thai nhi đang không phát triển bình thường. Mẹ bầu cần nắm được những dấu hiệu thai yếu để có biện pháp xử trí kịp thời giúp em bé phát triển và chào đời khỏe mạnh.

I. 11 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần lưu tâm

Dưới đây là 11 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu không được chủ quan:

1. Ra máu âm đạo bất thường

Khi mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị ra máu âm đạo bất thường thì cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, động thai, hoặc thậm chí là cảnh báo nguy cơ sảy thai.

2. Sốt cao

Sốt cao là tình trạng rất nguy hiểm đối với bà bầu. Khi bị sốt cao, mẹ bầu có thể đã mắc các bệnh về nhiễm trùng, đe dọa đến sự phát triển và tính mạng của thai nhi. 

Bên cạnh đó, nếu sốt cao kèm theo một số triệu chứng khác như đau khớp, phát ban thì đây có thể cảnh báo tình trạng nhiễm vi trùng toxoplasma, parvovirus, cytomegalovirus… Lúc này, mẹ cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

3. Cử động của thai nhi ít

Sau tuần thai thứ 28, nếu em bé của bạn đang là một bào thai hiếu động, hoạt động thường xuyên bỗng nhiên ít đạp, ít hoạt động thì mẹ nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, thậm chí nhiều trường hợp thai không hoạt động có thể do thai đã bị chết lưu.

Nếu thấy thai nhi cử động yếu hoặc không cử động thì mẹ nên đi khám
Nếu thấy thai nhi cử động yếu hoặc không cử động thì mẹ nên đi khám

4. Không còn cảm giác căng vú

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi, lưu lượng máu đến ngực tăng nên mẹ bầu thường xuyên cảm thấy căng cứng, sưng đau ngực. Ngoài ra, núm ti của mẹ cũng lớn hơn và sậm màu hơn.

Nếu bỗng dưng mẹ mất cảm giác căng vú thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề.

5. Chuột rút liên tục

Tình trạng chuột rút khi mang thai là rất phổ biến và hầu hết mẹ bầu nào cũng phải đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bị chuột rút liên tục nhiều ngày và ngày càng trầm trọng thì nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu.

6. Đau lưng dữ dội

Đau lưng là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do cơ thể phải chịu thêm trọng lực của phần bụng bầu nên phần lưng và cột sống chịu áp lực lớn hơn, dẫn đến đau lưng. 

Thế nhưng, nếu đau lưng một cách dữ dội, đau bắt nguồn từ phía trước tiến dần về phía lưng thì có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi yếu. Mẹ nên đi kiểm tra để đảm bảo an toàn.

7. Không có tim thai

Tim của thai nhi bắt đầu đập từ khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng thường thì từ tuần thứ 8 – 10, việc cảm nhận tim thai mới dễ dàng. Bác sĩ sẽ thông qua việc siêu âm để theo dõi tim thai.

Nếu khi siêu âm, tim thai đập yếu hoặc không thấy tim thai thì đây là dấu hiệu nguy hiểm vì có thể thai bị yếu, thậm chí là thai chết lưu.

8. Thai chậm phát triển

Nhiều trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng thai chậm phát triển bên trong tử cung của mẹ. Những dấu hiệu này không chỉ được nhận biết qua thăm khám, siêu âm mà còn có một số biểu hiện ở mẹ như: khó thở, nhiệt độ cơ thể tăng, lượng đường trong máu tăng…

Nguyên nhân khiến thai chậm phát triển có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, bất thường nhau thai, hoặc do mẹ gặp bất thường về thận, bị thiếu máu…

9. Tiểu đau, tiểu buốt

Việc cảm thấy tiểu đau, tiểu buốt là dấu hiệu cảnh báo có thể mẹ đang mắc các bệnh như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu… Khi mắc phải những bệnh này, mẹ bầu có nguy cơ sinh con sớm, thậm chí là thai chết lưu nên mẹ hết sức lưu ý, khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý vấn đề vệ sinh vùng kín hằng ngày. Khi mang thai, mẹ bầu thường ra nhiều khí hư nên việc vệ sinh sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh từ thảo mộc, dành cho bà bầu.

10. Gò tử cung

Gò tử cung là dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Nếu bị đau kéo dài kèm tình trạng bong nhau thai thì rất nguy hiểm đến sự sống của thai nhi, có thể dẫn đến suy thai một cách nhanh chóng.

11. Mất biểu hiện mang thai

Mang thai, mẹ bầu phải chịu đầy đủ những biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén, chán ăn, căng tức ngực… Thế nhưng, bỗng một ngày, các triệu chứng đó bỗng dưng mất hẳn thì mẹ cần đi khám ngay vì đây là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, thậm chí là em bé đã không còn sống trong tử cung mẹ.

unnamed

II. Thai yếu cần phải làm gì?

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé được sinh ra bình an. Thế nhưng, nhiều mẹ không may mắn khi gặp phải tình trạng thai yếu trong thai kỳ. Vậy lúc này mẹ cần làm gì?

Điều quan trọng nhất khi mang thai đó là mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ vì tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ thường xuyên. Khi có những dấu hiệu bất thường kể trên, mẹ cần đi khám ngay để nắm bắt được sự phát triển của thai nhi cũng như xử trí kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)