Vì sao cần xét nghiệm máu trước khi mang thai?

Xét nghiệm máu trước khi mang thai là việc làm cần thiết, giúp cung cấp các thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ và quá trình sinh nở để có sự chuẩn bị tốt nhất.

1. Vì sao cần xét nghiệm máu trước khi mang thai?

Xét nghiệm máu không phải là bắt buộc thực hiện trước khi mang thai nhưng nó lại là yêu cầu cần thiết, nên thực hiện để có thể an tâm và đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển tốt.

Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ, đánh giá xem có bị thiếu máu hay mắc các bệnh lý di truyền về máu hay không. Bên cạnh đó, còn dự đoán được nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ để chuẩn bị tốt nhất cho việc mang thai và quá trình sinh nở diễn ra an toàn.

Những xét nghiệm máu mẹ nên thực hiện trước và trong thai kỳ gồm:

  • Xét nghiệm nhóm máu
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm yếu tố Rh
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm hàm lượng sắt
  • Xét nghiệm vi khuẩn và virus như HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B…

Những xét nghiệm này không phải là bắt buộc, ai cũng phải làm nhưng tốt nhất chị em nên thực hiện đầy đủ để yên tâm chăm sóc thai kỳ. 

Xét nghiệm máu trước mang thai không bắt buộc nhưng được khuyến khích nên làm

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu nên được thực hiện trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Khi mẹ biết mình mang bầu là đã có thể xét nghiệm máu. Thậm chí, nhiều người cẩn thận hơn sẽ thực hiện xét nghiệm máu trước khi mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.

Ngoài ra, ở tuần 24-28, mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Đây là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai nhi nên hầu hết mẹ bầu nào cũng đều thực hiện.

Sau tuần thai thứ 28, ở một số bệnh viện, khi mẹ đăng ký sinh sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như sự đông máu, một số bệnh về máu, nhóm máu… để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn sắp tới.

3. Quy trình xét nghiệm máu diễn ra như thế nào?

Quy trình xét nghiệm máu cho mẹ bầu rất đơn giản. Thời gian xét nghiệm máu tốt nhất là buổi sáng. Trước khi xét nghiệm máu, mẹ nên nhịn ăn sáng, buổi tối trước đó mẹ không nên uống rượu bia, chất kích thích vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện nhiều bệnh, tránh nguy cơ lây bệnh cho thai nhi

4. Các chỉ số xét nghiệm máu cần thiết cho phụ nữ mang thai

Có nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau, nhằm phục vụ các nhu cầu thăm khám khác nhau cho từng đối tượng. Với mẹ bầu, một số chỉ số xét nghiệm máu dưới đây nên được thực hiện kiểm tra.

Nhóm máu

Xét nghiệm máu để nhận biết nhóm máu sẽ giúp ích trong việc xảy ra trường hợp khẩn cấp cần truyền máu nếu bị chảy máu nhiều khi mang thai hoặc trong quá trình sinh bé.

Yếu tố Rh

Xét nghiệm này giúp xác định mẹ bầu mang Rh+ hay RH-.

Thông thường, tỉ lệ người mang nhóm máu Rh+ chiếm đại đa số, chỉ một số ít mang nhóm máu Rh-. Trong trường hợp bố có yếu tố Rh+, mẹ có yếu tố Rh- thì khả năng cao em bé sẽ có yếu tố Rh+. 

Đây là hiện tượng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Hệ quả của hiện tượng này là cơ thể mẹ sẽ sản xuất một số kháng thể khiến hồng cầu của em bé bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Do đó, xét nghiệm yếu tố Rh rất cần thiết, giúp phát hiện sớm sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ giúp giảm yếu tố rủi ro cho thai nhi.

Kiểm soát thiếu máu

Khi mới mang thai, bác sĩ thường tư vấn mẹ làm xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng sắt trong máu, kiểm tra tình trạng thiếu máu. Thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nên việc kiểm tra, phát hiện sớm sẽ giúp khắc phục hiệu quả, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu.

Xét nghiệm phát hiện bệnh

Việc xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp phát hiện ra một số bệnh lý của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Một số bệnh lý có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu 

HIV: Virus HIV gây nhiễm trùng khi mang thai, sinh nở và cho con bú. Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang thai nhi.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện nhiều bệnh có thể lây cho thai nhi như HIV, Rubella…

Viêm gan siêu vi B: Mẹ nhiễm virus này có khả năng lây sang thai nhi. Nếu virus này xâm nhập vào bào thai sẽ khiến em bé sinh ra mắc bệnh viêm gan B.

Bệnh tiểu đường: Xét nghiệm dung nạp đường huyết trong tuần thai thứ 24 – 28 giúp mẹ phát hiện nguy cơ mắc bệnh. Bệnh lý này tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm nhưng cũng được kiểm soát tốt nếu dự phòng từ sớm bằng việc thay đổi chế độ ăn, tập luyện phù hợp.

Rubella: Bệnh lý này gây hại cho 90% thai nhi nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Giang mai: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh lý này có thể gây sảy thai, thai lưu. Do đó, cần làm xét nghiệm máu sớm, phát hiện bệnh và điều trị từ đầu để tránh nguy cơ gây hại cho em bé.

Xét nghiệm máu trước và trong khi mang thai dù không phải là bắt buộc nhưng lại được khuyến khích thực hiện để đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển bình thường và chào đời bình an. Chi phí xét nghiệm máu cũng không quá đắt nên chị em cố gắng thực hiện trong hành trình mang thai nhé.

Thalassemia

Thalassemia là bệnh lý nguy hiểm mang tính di truyền. Nếu người cha, hoặc mẹ mang gene bệnh, nguy cơ sinh con mang gene sẽ rất cao. Nếu cả hai cùng mang gene, con sinh ra sẽ có khả năng mắc bệnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm không thể chữa khỏi nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách sàng lọc xét nghiệm máu. Do đó, xét nghiệm Thalassemia là việc cần thiết và nên thực hiện đối với các cặp đôi trước khi quyết định có con.

0/5 (0 Reviews)