Từ A-Z bệnh lạc nội mạc tử cung ở nữ giới

Không ít chị em mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này để có những biện pháp cải thiện bệnh sớm, tránh gây ảnh hưởng lớn đến chị em.

I. Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Lạc nội mạc tử cung còn được gọi là lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung. Đây là tình trạng nội mạc tử cung không phát triển trong buồng tử cung mà phát triển bên ngoài buồng tử cung và một số vị trí khác của vùng chậu.

Thông thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormone sinh dục nữ để tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Ở người bị lạc nội mạc tử cung, các mảng niêm mạc bong ra nhưng không ra ngoài theo máu kinh mà ở lại tử cung hoặc đi ngược lên buồng trứng, dẫn đến viêm nhiễm, gây đau. Nếu các mô tuyến đi lạc vào trong cơ tử cung sẽ gây ra các tình trạng bệnh lý bất thường.

Lớp nội mạc tử cung đi lạc ở nhiều vị trí khác, ngoài buồng tử cung
Lớp nội mạc tử cung đi lạc ở nhiều vị trí khác, ngoài buồng tử cung

II. Ai dễ mắc lạc nội mạc tử cung?

Theo thống kê, trên thế giới có 6-10% phụ nữ mắc bệnh lạ nội mạc tử cung. Tuy nhiên, thực tế thì con số này có thể lớn hơn do có nhiều chị em mắc bệnh nhưng không có biểu hiện, không đi khám.

Là phụ nữ, ai cũng có thể mắc bệnh lý này. Nhưng đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn cả là những người đã từng can thiệp vào buồng tử cung, người nạo phá thai nhiều lần. Bên cạnh đó, dị tật bẩm sinh và nguyên nhân di truyền cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra ở những vị trí như:

  • Buồng trứng
  • Vòi tử cung
  • Cơ tử cung
  • Vùng chậu
  • Bàng quang
  • Màng bụng, ruột
  • Phổi

III. Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến sau:

1. Từng giải phẫu ở tử cung

Sau khi thực hiện các phẫu thuật tại tử cung như mổ lấy thai sẽ để lại vết sẹo ở tử cung. Nội mạc tử cung có thể bị lạc tại đúng vị trí vết mổ và gây bệnh.

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội trong kỳ hành kinh
Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội trong kỳ hành kinh

2. Kinh nguyệt trào ngược

Trong thời kỳ hành kinh, máu kinh chứa niêm mạc sẽ đi ra ngoài qua đường âm đạo. Nhưng có một số người, máu kinh không ra ngoài mà chảy ngược vào buồng trứng, đi theo ống dẫn trứng và vào trong khoang chậu.

Nội mạc đi theo máu kinh bám lên bề mặt các cơ quan trong xoang chậu và thành khung chậu. Chúng tích tụ lại, ngày càng dày lên và gây chảy máu.

3. Rối loạn hệ miễn dịch

Một nguyên nhân khác gây lạc nội mạc tử cung đó là do rối loạn hệ miễn dịch. Do bị rối loạn, xuất hiện các lỗ hổng nên hệ miễn dịch không phát hiện được nạc mạc tử cung đang đi lạc và không phá hủy chúng dẫn đến bệnh lạc nội mạc tử cung.

4. Biến đổi tế bào phúc mạc, tế bào phôi

Nguyên nhân có thể do có một loại hormone nào đó trong cơ thể hoặc do yếu tố miễn dịch đã biến đổi các tế bào phúc mạc, tế bào phôi thành tế bào nội mạc tử cung và những tế bào nào đi lạc vào những vị trí khác không phải trong buồng tử cung.

IV. Biểu hiện bệnh lạc nội mạc tử cung

Có nhiều trường hợp mắc bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng không biết do các biểu hiện không rõ ràng, dẫn đến việc không được điều trị sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi có các biểu hiện dưới đây, chị em nên đi khám sớm để phát hiện bất thường:

  • Đau dữ dội mỗi chu kỳ kinh nguyệt do máu không thoát ra ngoài, ứ đọng bên trong
  • Bị tiêu chảy, táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác trong chu kỳ kinh
  • Đau lưng, sườn, vùng chậu trước hoặc sau chu kỳ kinh
  • Khó mang thai
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu nhiều, đau khi đi tiểu trong chu kỳ kinh

V. Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của nữ giới. Khi mắc bệnh, nội mạc tử cung bong ra và xuất hiện ở nhiều vị trí trong cơ thể. Nếu lạc nội mạc xảy ra ở buồng trứng sẽ làm giảm khả năng dự trữ của buồng trứng, hủy hoại các mô lành của buồng trứng, dẫn đến số lượng trứng ít, ảnh hưởng đến cơ chế làm tổ của phôi. Từ đó, có thể gây vô sinh hiếm muộn.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh, hiếm muộn nên cần điều trị sớm
Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh, hiếm muộn nên cần điều trị sớm

Bên cạnh đó, tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh, dẫn đến kích thích, viêm và sưng. Đáng chú ý, dù hiếm gặp nhưng lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến ung thư buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung.

1. Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung cần được phát hiện và điều trị từ sớm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em, nhất là sức khỏe sinh sản. Hiện nay, điều trị lạc nội mạc tử cung thường được áp dụng 2 phương pháp là nội khoa, phẫu thuật.

2. Điều trị nội khoa

Thuốc được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung gồm 2 loại chính là thuốc giảm đau và thuốc điều chỉnh hormone. Sử dụng thuốc giúp người bệnh giảm được các cơn đau do bệnh gây ra.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tăng cân, buồn nôn, tức ngực…

3. Phẫu thuật

Nếu sử dụng thuốc trong khoảng 3 tháng nhưng không có tiến triển, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh dứt điểm và tăng cơ hội mang thai tự nhiên cho người bệnh.

Tùy vào tình trạng bệnh, mỗi người sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Tốt nhất chị em nên đi khám sức khỏe sinh sản để nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình sớm nhất.

0/5 (0 Reviews)