Thai 8 tuần đã bám chắc chưa, cần làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

8 tuần đầu nói riêng và 3 tháng đầu nói chung rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn này liên quan tới sự làm tổ, cũng như thích ứng với môi trường trong bụng mẹ của bé.

Vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa? Các mẹ hãy cùng Viện Công nghệ DNA tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Quá trình làm tổ của thai diễn ra như thế nào?

Trước khi muốn biết liệu thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem quá trình làm tổ của thai kỳ diệu như thế nào nhé!

Mang thai thai 8 tuan da bam chac chua 2 1

Sau khi trứng gặp được tinh trùng (quá trình này thường diễn ra tại vị trí 1/3 ngoài của ống dẫn trứng), trứng đã được thụ tinh (hợp tử) sẽ bắt đầu di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Quá trình di chuyển này nhờ vào nhiều yếu tố của vòi trứng để đưa hợp tử từ loa vòi trứng vào buồng tử cung. Lúc này thai nhi đang là 3 tuần tuổi.

Quá trình làm tổ sẽ bắt đầu diễn ra vào tuần thứ 4, khi thai nhi tới được buồng tử cung. Các tế bào là tiền thân của nhau thai sẽ tiến hành xâm nhập vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể khiến mẹ đau bụng căng tức nhẹ và ra ít máu, hay được gọi là máu báo thai. Vào khoảng giữa – cuối tuần 4, thai nhi đã chìm hoàn toàn vào lớp nội mạc tử cung, các tế bào tiền thân của nhau thai cũng tìm thấy các mạch máu nuôi ở tử cung mẹ. Dinh dưỡng cho thai nhi từ lúc này sẽ được máu mẹ cung cấp thông qua kết nối này.

Vào cuối tuần 4 – đầu tuần 5, thai nhi hoàn tất quá trình làm tổ tại tử cung. Lúc này có thể nhìn thấy thai nhi trên siêu âm bằng các thiết bị hiện đại.

2. Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ (13 tuần đầu) là thời điểm khá nhạy cảm. Thời kỳ này là thai đang làm tổ và bắt đầu làm quen với tử cung để phát triển. Các tác động từ môi trường, một số loại thực phẩm và thuốc… đều có thể ảnh hưởng đến thai nếu sử dụng sai cách.

Ngược lại cơ thể người phụ nữ cũng đang làm quen với việc mang thai, thai nhi như một sinh vật lạ xuất hiện trong cơ thể người mẹ. Nói cho dễ hiểu thì tương tự như việc ghép tạng, ghép tạng từ cơ thể khác vào nếu hợp thì sống chung hòa bình, nếu không hợp thì cơ thể chủ sẽ có phản ứng đào thải khiến tạng ghép không duy trì được trong cơ thể.

Trở lại với việc mang thai, nếu người phụ nữ có bất thường về bộ gene hoặc mang kháng thể kháng bào thai hoặc mắc bệnh tăng đông máu… hoặc thậm chí không có bất thường nhưng sau khi thụ thai xảy ra đột biến gene gây bất thường/dị tật thai cũng khiến thai dễ sảy/chết lưu.

3. Dấu hiệu thai nhi 8 tuần tuổi đang khỏe mạnh

Mang thai thai 8 tuan da bam chac chua 1

Để yên tâm rằng thai 8 tuần đã bám chắc chưa, đang phát triển và khỏe mạnh bình thường không, các mẹ nên khám thai đầy đủ. Ở tuần thứ 8 có thể quan sát thai nhi trên siêu âm với các đặc điểm:

  • Bé yêu đã có kích cỡ khoảng 15-20mm, cỡ một quả Việt Quất và nặng chỉ 1g.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
  • Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành.
  • Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.
  • Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
  • Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
  • Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé.
  • Đầu của bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
  • Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

4. Những lưu ý dành cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu để có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:

  • Uống đủ nước hàng ngày
  • Bổ sung acid folic 400-800 mcg/ngày (qua thức ăn hoặc viên uống bổ sung)
  • Tránh các loại thức ăn gây co thắt tử cung: khóm (dứa), tía tô, đu đủ sống, rau ngót sống, rau chùm ngây… Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần tránh ăn một món với số lượng quá nhiều
  • Nếu ốm nghén nhiều: Hãy chia nhỏ bữa ăn, tránh thức ăn nặng mùi, thử uống thêm sữa nếu ăn kém, ngậm kẹo gừng, viên uống giảm ốm nghén
  • Hạn chế thức uống có cồn và chất kích thích
  • Tránh nơi khói bụi, thuốc lá
  • Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh
  • Tránh: thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng mệt mỏi…

Nguồn: MarryBaby

Xem thêm:

5/5 (1 Review)