[Từ A -> Z] Phù thai ở bà bầu: Những điều cần lưu ý trong thời gian thai kỳ

Phù thai là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho em bé nếu không được phát hiện. Tỷ lệ sống sót khi thai nhi bị phù cũng thường không cao.

Trong khi mang thai, có nhiều tình trạng sức khỏe của thiên thần nhỏ mà bạn cần phải chú ý. Một trong số đó bao gồm chứng phù thai ở bà bầu. Bài viết sau sẽ đem đến những thông tin xoay quanh về việc thai nhi bị phù nhằm giúp mẹ bầu hiểu được mức độ ảnh hưởng của tình trạng trên.

I. Phù thai là gì?

phu-thai-la-gi-vien-cong-nghe-dna
Phù thai là gì?

Phù thai là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của em bé trong bụng. Tình trạng này nói về việc thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có sự tích tụ chất lỏng bất thường trong các mô xung quanh phổi, tim, bụng hoặc dưới da. Đây thường là biến chứng của một tình trạng khác ảnh hưởng đến cách cơ thể quản lý chất lỏng.

Phù thai chỉ xảy ra với tỷ lệ 1 trên 1.000 ca sinh. Nếu bạn đang mang thai và chẩn đoán em bé mắc phải tình trạng này, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn áp dụng hình thức chuyển dạ sớm. Trẻ sơ sinh cũng sẽ cần đến biện pháp truyền máu và các phương pháp khác để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Đáng tiếc là ngay cả khi được điều trị, hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị phù thai sẽ chết ngay trước hoặc sau khi sinh.

II. Các dạng của phù thai

cac-dang-phu-thai
Phù thai có những dạng nào?

Có 2 dạng thai bị phù khá phổ biến: Miễn dịch và không miễn dịch. Chúng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra.

2.1. Phù thai không miễn dịch

Hiện nay, phù thai không miễn dịch là loại phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một tình trạng hoặc một loại bệnh khác cản trở khả năng điều tiết chất lỏng của cơ thể bé, bao gồm: Khối u, xuất huyết thai nhi, nhiễm vi khuẩn hoặc virus, khuyết tật tim hoặc phổi, dị dạng động – tĩnh mạch, các dạng thiếu máu nghiêm trọng, rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa.

2.2. Phù thai miễn dịch

Phù thai miễn dịch thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau. Điều này được gọi là không tương thích yếu tố Rh. Hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của bé yêu. Các trường hợp nghiêm trọng của tình trạng không tương thích yếu tố Rh có thể dẫn đến thai nhi bị phù.

Ngày nay, miễn dịch phù thai đã không còn phổ biến kể từ khi các chuyên gia phát minh ra Rh immunoglobulin (RhoGAM). Thuốc này được dùng cho phụ nữ mang thai có nguy cơ không tương thích yếu tố Rh để ngăn ngừa biến chứng.

III. Biểu hiện phù nhau thai

bieu-hien-cua-phu-thai-vien-cong-nghe-dna
Biểu hiện của phù thai?

3.1. Bánh nhau dày hơn

Một nhau thai bình thường nặng khoảng 400 – 600g. Khi nhau thai bị phù (ứ nước), độ dày (tăng thể tích, trọng lượng) có thể gấp đôi bình thường, kèm theo đó có thể có bất thường thai hay nước ối.

3.2. Không thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng và oxy

Bánh nhau là nơi trung gian để thực hiện sự trao đổi chất bổ dưỡng từ mẹ sang con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Khi bánh nhau bị bệnh, chức năng này không được đảm bảo, không có sự lưu thông giữa máu mẹ và máu con.

3.3. Triệu chứng của phù nhau thai

Phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng sau đây nếu thai nhi bị bệnh lý này: Đa ối, Bánh nhau dày

Thai nhi cũng có thể có lá lách, tim hoặc gan to lớn bất thường và có thể quan sát được chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi qua siêu âm.
Một em bé sinh ra mắc có thể có các triệu chứng sau đây: Da nhợt nhạt, bầm tím, sưng (phù), đặc biệt là ở bụng, gan và lá lách to bất thường, khó thở, vàng da nặng.

IV. Ảnh hưởng của bệnh

anh-huong-cua-phu-thai-vien-cong-nghe-dna
Ảnh hưởng của phù thai đến sức khỏe của mẹ và bé?

4.1. Đối với thai nhi

Trường hợp sinh ra, em bé thường không thể sống vì non tháng hoặc do tình trạng có nhiều bệnh lý kèm theo.

Thai chết lưu trong bụng mẹ: sau một thời gian phù nhau thai thì bánh nhau đã mất chức năng dinh dưỡng cho thai.

4.2. Đối với người mẹ

Dễ bị băng huyết khi sinh con: do tử cung quá to và phải chứa bánh nhau cùng thai nhi bị phù nề.

Thai lưu: nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

unnamed

V. Điều trị bệnh phù thai bằng cách nào?

dieu-tri-phu-thai-nhu-the-nao-vien-cong-nghe-dna
Điều trị phù thai bằng siêu âm.

Quá trình chẩn đoán bệnh phù thai thường được thực hiện bằng siêu âm. Bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi mắc phải tình trạng này khi thai phụ khám thai định kỳ. Hoặc mẹ cũng có thể yêu cầu được siêu âm trong thai kỳ nếu phát hiện em bé ít di chuyển hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng này là:

  • Lấy mẫu máu thai nhi
  • Chọc ối
  • Siêu âm tim thai nhi nhằm tìm kiếm các bất thường ở bộ phận này.

Thông qua siêu âm và các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ phát hiện được bệnh phù thai, tuy nhiên, căn bệnh này thường không thể được điều trị trong giai đoạn mang thai. Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể truyền máu cho thai nhi để tăng khả năng thai nhi sống sót đến lúc chào đời. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện biện pháp giục sinh nhằm nâng cao mức độ an toàn cho cả 2 mẹ con.

dung-may-tro-tho-cho thai-nhi
Điều trị bằng máy trợ thở cho thai nhi.

Khi em bé được sinh ra đời, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật y tế như:

  • Dùng máy trợ thở
  • Thuốc kiểm soát suy tim
  • Thuốc kích thích thận loại bỏ chất lỏng dư thừa
  • Sử dụng kim nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi, tim hoặc lồng ngực

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được truyền trực tiếp tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Trong trường hợp phù thai do một tình trạng tiềm ẩn nào đó bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị song song.

Nhìn chung đây là bệnh lý khá phức tạp trong việc điều trị, khả năng chữa khỏi thành công cũng tương đối thấp. Do vậy, các mẹ bầu cần phải hết sức lưu tâm đến những thay đổi trong cơ thể, nếu phát hiện bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm, nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác.

4/5 (1 Review)