Hiện đang là giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Mỗi cá nhân nếu có những biểu hiện đáng nghi ngờ nằm trong danh mục của Bộ Y tế đều cần được làm xét nghiệm để chẩn đoán có mắc bệnh không? Có 4 phương pháp xét nghiệm Covid-19 phổ biến nhất bài viết đề cập dưới đây.
Xét nghiệm PCR
Xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) là phản ứng chuỗi Polymerase. Mỗi loại virus đều có một mã gen riêng, bác sĩ sử dụng máy PCR để tìm kiếm virus SARS-CoV2 trong mẫu dịch.
***Quy trình xét nghiệm
Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (que tăm bông dài) lấy mẫu dịch từ cuống họng của người bị nghi nhiễm.
Sau khi mẫu được lấy sẽ được đưa vào máy PCR. Máy sẽ có chức năng tạo ra các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch, nếu có sự hiện diện của virus SARS-CoV2, chu trình này sẽ làm khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus lên. Nhờ đó, có thể nhận diện được virus, và đưa ra kết luận người được xét nghiệm có bị nhiễm Covid-19 hay không.
- Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm bằng máy PCR là có độ chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh (2-4 tiếng).
- Nhược điểm là cần đến các trang thiết bị hiện đại, yêu cầu kỹ thuật cao nên khó triển khai trên phạm vi rộng, các cơ sở tuyến dưới khó có thể đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực hiện.
Xét nghiệm kháng thể
Theo cơ chế tự nhiên, khi có bất kỳ một loại virus lạ tấn công, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus đó. Phương pháp xét nghiệm kháng thể áp dụng cơ chế này để phát hiện virus SARS-CoV2. Kháng thể này có tên là glycoprotein.
***Quy trình xét nghiệm
Nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ y tế để lấy mẫu máu từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch người nghi nhiễm.
Mẫu máu sẽ được đưa vào xét nghiệm để tìm kiếm kháng nguyên glycoprotein, từ đó đưa ra kết luận về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể.
- Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tiến hành nhanh, chi phí rẻ, cách thức thực hiện đơn giản, nhờ vậy mà có thể áp dụng trên diện rộng.
- Nhược điểm của phương pháp này là tính chính xác không cao, dễ bị nhầm lẫn với các virus gây cảm lạnh, cảm cúm khác.
Xét nghiệm kháng nguyên
Cấu tạo của Virus SARS-CoV-2 gồm có 4 phần chính: Vỏ bọc nhân, vỏ bọc, mang, gai. Xét nghiệm kháng nguyên là tìm ra những phần chính của virus, ví dụ như protein trên gai của của SARS-CoV-2.
Việc kiểm tra mật độ xuất hiện của loại protein đó có thể giúp các bác sĩ đưa ra kết luận về mẫu dịch có nhiễm virus hay không. Nếu số lượng của chúng chạm ngưỡng phát hiện thì kết quả sẽ cho ra dương tính trên bộ xét nghiệm.
- Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ, thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể sản xuất hàng loạt, đáp ứng được nhu cầu khoanh vùng dịch trên diện rộng.
- Nhược điểm là độ chính xác không cao.
Phương pháp Genexpert
Phương pháp Gene xpert gần giống với phương pháp xét nghiệm PCR về bản chất, nhưng phương pháp này tối ưu hơn nhờ tự động hóa hầu hết các khâu từ tách chiết đến phân tích mẫu dịch.
*** Quy trình xét nghiệm
Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng của người nghi nhiễm. Sau đó, mẫu dịch được đưa vào máy PCR. Máy cũng sử dụng cơ chế tung ra các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch giúp khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2. Bằng cách đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không dựa vào kết quả của máy.
- Ưu điểm của phương pháp này này thời gian thực hiện được rút ngắn đến tối đa (45 phút). Quá trình thực hiện không cần nhiều sự can thiệp của con người, nhờ đó tránh việc các nhân viên y tế bị lây nhiễm hoặc hạn chế tối đa sự sai sót trong thao tác.
- Nhược điểm là giá thành cao, khó triển khai trên diện rộng và các cơ sở y tế ở tuyến dưới.
Xem thêm: