Cách con cái thừa hưởng các đặc điểm di truyền từ cha mẹ

“Con nhà tông không giống lông thì cũng giống cánh”, “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” là những câu bạn thường nghe/nói khi nhìn thấy những đứa trẻ giống cha/mẹ của mình. Sự giống nhau đó không chỉ về ngoại hình, trí thông minh, tính cách, năng khiếu… mà còn cả một số loại bệnh tật.

Bộ gen của con gồm 23 cặp nhiễm sắc thể được cấu thành từ một nửa gen của bố và một nửa gen của mẹ. Mỗi biến thể của một gen được gọi là alen. Hai alen trong một cặp gen được di truyền, một alen từ bố, một alen từ mẹ. Các alen tương tác với nhau theo những cách khác nhau. Chúng được gọi là các mẫu kế thừa.

Cach con cai thua huong cac dac diem di truyen tu cha me01

Các mẫu kế thừa bao gồm:

  • Trội trên nhiễm sắc thể thường: Trong đó gen quy định một đặc điểm hoặc tình trạng chiếm ưu thế và nằm trên một nhiễm sắc thể phi giới tính
  • Lặn nhiễm sắc thể thường: Trong đó gen quy định một tính trạng hoặc tình trạng là gen lặn và nằm trên một nhiễm sắc thể phi giới tính
  • Tính trội liên kết X: Trong đó gen quy định một tính trạng hoặc tình trạng chiếm ưu thế và nằm trên nhiễm sắc thể X
  • Lặn liên kết X: Trong đó gen quy định một tính trạng hoặc tình trạng là gen lặn và nằm trên nhiễm sắc thể X
  • Liên kết với Y: Nơi gen quy định một đặc điểm hoặc tình trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y
  • Đồng trội: Trong đó mỗi alen trong một cặp gen mang trọng lượng bằng nhau và tạo ra một đặc điểm thể chất kết hợp
  • Ty thể: Nơi gen quy định một đặc điểm hoặc tình trạng nằm trong DNA ty thể của bạn, nằm trong ty thể (nhà máy điện) của các tế bào của bạn.

Tùy vào việc con cái “hưởng” mẫu kế thừa nào mà các đặc điểm về ngoại hình, trí thông minh, tính cách, năng khiếu, hay cả một số loại bệnh tật sẽ di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Những đặc điểm con cái thừa hưởng từ bố nhiều hơn

Cach con cai thua huong cac dac diem di truyen tu cha me 02

  • Chiều cao: Các kết quả nghiên cứu khẳng định 70% chiều cao của con được quyết định bởi yếu tố di truyền trong khi các yếu tố khác chỉ ảnh hưởng với tỷ lệ 30%. Đặc biệt, chiều cao của con trai sẽ chịu ảnh hưởng từ gen của bố nhiều hơn, còn chiều con con gái được ảnh hưởng từ cả gen của bố và mẹ.
  • Màu mắt: Màu mắt của con thường do giống màu mắt của bố hơn.
  • Lúm đồng tiền: Nếu bố có lúm đồng tiền thì khả năng con cái cũng có núm đồng tiền rất cao.
  • Môi: Kiểu dáng và cấu trúc đôi môi của con giống của bố trong phần lớn các trường hợp.
  • Răng: Răng con thưa, khấp khểnh hoặc đều đặn sẽ ảnh hưởng từ hàm răng của bố nhiều hơn.
  • Vân tay: Thông thường mẫu vân tay của người con và người bố có nhiều nét giống nhau hơn.
  • Một số loại bệnh: Nếu bố mang bệnh/hoặc mang gen bệnh Hội chứng hắt hơi Achoo hay một số bệnh tâm lý (như tăng động giảm chú ý, tâm thần phân liệt… ) thì gen bệnh thường di truyền sang cho con cái với tỷ lệ rất cao.

Những đặc điểm con cái thừa hưởng từ mẹ nhiều hơn

Cach con cai thua huong cac dac diem di truyen tu cha me 03

  • Tóc: Chất tóc và màu tóc của con thường giống với người mẹ.
  • Mắt và thị lực: Hình dạng, cấu trúc và thị lực mắt của đứa trẻ thường có tỷ lệ di truyền từ người mẹ cao hơn nhiều lần so với người bố. Nếu người mẹ mắc một vài bệnh về mắt nào đó thì khả năng bệnh cũng sẽ di truyền sang con cái.
  • Thuận tay trái: Một người có bố thuận tay trái thì khả năng di truyền thấp nhưng nếu có người mẹ thuận tay trái thì khả năng người đó thuận tay trái thì sẽ tăng theo cấp số nhân. Đặc biệt, nếu người nào có cả bố và mẹ đều thuận tay trái thì thường không nghi ngờ gì nữa, họ cũng sẽ thuận tay trái.
  • Trí thông minh: Khoảng 50% trí thông minh của con cái sẽ được di truyền từ bố mẹ của mình. Trong đó, con cái sẽ được thừa hưởng trí thông minh của người mẹ nhiều hơn, do các tính trạng liên quan đến trí thông minh thường nằm trên nhiễm sắc thể X. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều gene có liên quan đến trí thông minh có tính di truyền như XPTR, KIBRA, BDNF, PLXNB2…
  • Một số loại bệnh: HIV/AIDS, bệnh Lyme, bệnh tiểu đường, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto… rất dễ lây truyền từ mẹ sang con.

Trường hợp cha mẹ có mối quan hệ gần gũi về huyết thống

Cha mẹ có quan hệ gần gũi về huyết thống có nhiều khả năng sinh con có vấn đề về sức khỏe hoặc tình trạng di truyền hơn so với cha mẹ không có quan hệ huyết thống. Điều này là do hai cha mẹ chia sẻ một hoặc nhiều tổ tiên chung và do đó mang một số vật chất di truyền giống nhau. Nếu cả hai bố mẹ cùng mang một sự đột biến gen di truyền, con cái của họ có nhiều khả năng mắc bệnh di truyền.

Một số bệnh thường di truyền từ cha mẹ sang con cái bao gồm: ung thư, máu khó đông, tan máu bẩm sinh (thalassemia)… Các bệnh này di truyền qua gen nên không có cách để phòng ngừa. Tuy nhiên, bằng cách thăm khám tiền hôn nhân hay thực hiện các biện pháp sàng lọc lúc mang thai từ sớm có thể dự đoán nguy cơ một số bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái. Từ đó, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời ngay ở các giai đoạn vàng sẽ giúp bệnh nhân tránh được những hậu quả nặng nề và đáng tiếc./.

Xem thêm:

 

0/5 (0 Reviews)