[Kiến thức] 5 câu hỏi thường gặp về chọc ối

Chọc ối là một thủ thuật y khoa thực hiện để lấy mẫu dịch ối của thai nhi, thường được áp dụng với những thai phụ có nguy cơ cao mang một số rối loạn di truyền. Đây là phương pháp chẩn đoán có độ chính xác cao nhất để xác định thai nhi có bị dị tật hay không. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn nên cũng khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn, vì vậy xung quanh phương pháp này luôn có nhiều câu hỏi cần được giải đáp.

Chọc ối, cũng giống như sinh thiết gai nhau hay lấy máu cuống rốn, thường chỉ được thực hiện khi thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao, hoặc có nghi ngờ bị bệnh lý về gen hoặc nhiễm sắc thể, bệnh di truyền hoặc nhiễm trùng bào thai. 

Thông thường, khi các xét nghiệm Doube test, triple test, siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xét nghiệm NIPT, siêu âm hình thái, … có nguy cơ cao; hoặc cha mẹ trước đó đã từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh, các bác sĩ sẽ tư vấn chọc ối.

Trước khi đi đến quyết định có nên thực hiện chọc ối hay không, bạn chắc chắn sẽ cần tìm hiểu rõ về phương pháp này. Dưới đây là một số những câu hỏi thường gặp, giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về chọc ối:

1. Chọc ối được thực hiện như thế nào?

Chọc ối là thủ thuật không cần gây mê
Chọc ối là thủ thuật không cần gây mê

Để thực hiện lấy mẫu dịch ối, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ là 1 cây kim nhỏ, rỗng ruột, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm, đưa cây kim qua thành bụng, lấy một chút mẫu nước ối (15-20ml). Dịch ối này được bảo quản và gửi cho đơn vị phân tích di truyền để có được kết quả tình hình sức khỏe của thai nhi. 

Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bạn vẫn được tỉnh táo, không cần phải gây mê. 

2. Chọc ối có đau không?

Mức độ đau của chọc ối đa số nằm trong sự chịu đựng của các mẹ bầu. Nó chỉ gần giống như một lần lấy máu ở tĩnh mạch. Hầu hết các mẹ bầu đều có thể chọc ối mà không cần phải dùng đến thuốc giảm đau. 

3. Nguy cơ gì có thể gặp phải khi chọc ối?

Dù kỹ thuật ngày nay đã rất hiện đại, song vẫn không thể tránh được nguy cơ sảy thai. Dù nguy cơ này rất thấp, chỉ khoảng 1%, tuy nhiên vẫn khiến cho các mẹ bầu căng thẳng.

Ngoài ra, việc chọc ối cũng làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề như: rò rỉ ối, viêm nhiễm, kim gây tổn thương cho bé…

4. Chọc ối được thực hiện khi nào?

Để đảm bảo an toàn, chọc ối thường được bác sĩ chỉ định khi thai nhi đủ 15 tuần. 

5. Cần chuẩn bị gì trước khi chọc ối?

nhung cau hoi thuong gap ve choc oi 02

Cần kiểm tra thai nhi đủ tuần tuổi thực hiện chưa (đủ 15 tuần)

Ngoài ra, bạn cũng cần được xét nghiệm máu trước thực hiện chọc ối:

  • Nếu như bạn có nhóm máu Rh-, bạn cần được tiêm một liều kháng thể miễn dịch sau khi thực hiện thủ thuật. 
  • Trước khi thực hiện chọc ối, bạn cần được xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV… để có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Ngoài các xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện thủ thuật chọc ối, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt khác, bạn có thể ăn uống bình thường. 

Sau khi thực hiện thủ thuật, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, tránh hoạt động nặng. 

Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, ra máu ấm đạo hoặc dịch tiết bất thường từ âm đạo, bạn cần được đến bệnh viện ngay để kiểm tra.

Thông thường, nếu sau khoảng 1-2 tuần không có biểu hiện gì bất thường thì được coi là thành công, khả năng cao không có biến chứng. 

Kết quả chọc ối sẽ có sau khoảng 1-2 tuần. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm, đưa ra các tư vấn và hướng dẫn cho các lần khám thai tiếp theo. 

Đối với những mẹ bầu thuộc diện nguy cơ cao (tuổi trên 35, từng sinh con bị dị tật bẩm sinh, có kết quả xét nghiệm doble test, hoặc triple test nguy cơ cao…) nếu không muốn thực hiện chọc ối, có thể tìm hiểu để thực hiện xét nghiệm NIPT. 

NIPT giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ phải chọc ối
NIPT giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ phải chọc ối

Xét nghiệm NIPT có độ chính xác cao lên tới 99,97% đối với hội chứng Down. Ngoài ra, NIPT còn xác định được hầu hết các dị tật bẩm sinh của thai nhi, đặc biệt là các dị tật do bất thường số lượng nhiễm sắc thể, vi mất đoạn, hoặc bất thường NST giới tính.

Do sử dụng mẫu máu mẹ để tách chiết DNA tự do của thai nhi có trong đó, phương pháp này an toàn 100%, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Với những điểm ưu việt đó, NIPT luôn được các chuyên gia đánh giá rất cao và khuyến nghị các mẹ bầu thực hiện để sàng lọc dị tật cho con mình. 

unnamed

Xem thêm:

5/5 (1 Review)