Trầm cảm có yếu tố di truyền

Bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần khá phổ biến, và ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Khi nói đến trầm cảm, người ta thường nghĩ đến các tác động từ môi trường sống, mà ít ai biết rằng, trầm cảm cũng có yếu tố di truyền. Nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em từng mắc trầm cảm, thì nguy cơ bị mắc trầm cảm của bạn cũng cao gấp 3 lần so với người khác. 

Ai cũng từng trải qua cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, stress trong cuộc đời. Có thể nhiều người từng bị rơi vào trạng thái trầm cảm, nhưng bản thân họ cũng không hay biết. Đứng trước nhiều những căng thẳng, áp lực do công việc, hay các mối quan hệ gia đình, xã hội mang lại, nếu không quản lý cảm xúc tốt, trầm cảm có thể đến bất cứ lúc nào. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 18-45, và nữ giới là đối tượng dễ mắc hơn nam giới. 

có khoảng 40% số người có người thân trong gia đình mắc trầm cảm có nguy cơ cao mắc trầm cảm
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, có tới ⅓ phụ nữ trải qua một giai đoạn trầm cảm lớn trong cuộc đời. Và trầm cảm có thể di truyền, có khoảng 40% số người có người thân trong gia đình mắc trầm cảm có nguy cơ cao mắc trầm cảm. 

Ngoài nguyên nhân về di truyền thì những người ở gần nhau, ở cùng trong một môi trường sống cũng dễ có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nếu trong một gia đình có một người bị mắc trầm cảm, những người khác cũng sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Nếu bố mẹ thường hay u uất, căng thẳng, cãi cọ, con cái cũng có xu hướng bắt chước bố mẹ. 

Theo một nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu Anh, Mỹ, Úc, thì tất cả chúng ta đều có một số nguy cơ di truyền trầm cảm. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho biết rằng, bản thân gene di truyền không đủ mạnh để gây ra trầm cảm, mà nó thường chỉ xảy ra khi kết hợp với các căng thẳng, áp lực đến từ môi trường sống, thì những người mang gene khả năng trầm cảm xảy ra cao hơn nhiều so với người bình thường

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới,có tới khoảng 5% dân số đang phải vật lộn với chứng rối loạn trầm cảm, và cứ 6 người thì sẽ có 1 người sẽ bị mắc bệnh trầm cảm một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Trầm cảm là nguyên nhân lớn gây ra các vụ tự sát, tự làm đau bản thân, gây ra tàn phế. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trầm cảm: áp lực học hành, áp lực sau sinh, gặp phải một  biến cố lớn nào đó, sang chấn tâm lý, bị lạm dụng tình dục, hoặc ám ảnh về ký ức bất hạnh… 

Theo một nghiên cứu do giáo sư Jonathan Flint của Đại học Oxford (Anh) và các nhà khoa học khác ở Mỹ và Trung Quốc, dựa trên việc phân tích DNA của hơn 10.500 phụ nữ Trung Quốc, họ đã tìm thấy 2 biến thể gene liên quan đến bệnh rối loạn trầm cảm nặng là SIRT và LHPP. 

Những nghiên cứu về gene trầm cảm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các liệu pháp điều trị trúng đích nhất cho căn bệnh này. 

Dấu hiệu căn bệnh trầm cảm

Mặc dù khá phổ biến, nhưng nhiều người không biết rõ trầm cảm có dấu hiệu cụ thể như thế nào. Trầm cảm có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Ở mức nhẹ, những dấu hiệu không có gì đặc biệt, nên nhiều người có thể rơi vào trầm cảm lúc nào không hay. Các dấu hiệu cũng rất phong phú, đa dạng, bao gồm:

  • Thường xuyên buồn ngủ, tâm trạng chán nản, không có hứng thú với bất kỳ điều gì, ngay cả với những việc trước đây từng rất yêu thích. 
  • Cảm thấy buồn bã, bất an mà không hiểu mình bất an vì điều gì.
  • Chán ăn hoặc thèm ăn 
  • Mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ li bì 

Tram cam co yeu to di truyen 02

  • Mất năng lượng, mệt mỏi
  • Cảm thấy bất an, lo lắng, thường xuyên đi lại, xoa tay, không thể ngồi yên
  • Giọng nói bị chậm lại, khó diễn đạt câu từ
  • Cảm thấy bản thân vô giá trị, hoặc tội lỗi.
  • Mất tập trung, hay quên, hoặc luôn thấy khó suy nghĩ, khó đưa ra quyết định.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát.

Ngoài ra, những triệu chứng trên cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác như bệnh lý tuyến giáp, u não, hoặc thiếu vitamin…. Do vậy, nếu như đã loại trừ các bệnh lý nghi ngờ, thì có thể đó là triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Xem thêm:

 

0/5 (0 Reviews)