Mẹ bầu ăn uống luôn là câu chuyện tốn nhiều giấy mực để bàn bạc. Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Trong những ngày thường, các mẹ bầu đã phải đắn đo suy nghĩ lắm rồi.
I. Vậy còn trong những ngày Tết thì sao? Mẹ bầu ăn gì ngày Tết?
Mỗi lần Tết đến là các gia đình lại rộn ràng. Năm nay chuẩn bị món gì ăn Tết cho ngon. Người người chuẩn bị, nhà nhà chuẩn bị.
Có những món truyền thống như bánh trưng, bánh tét, củ hành, củ kiệu. Trong nam thì có thịt kho trứng. Ngoài bắc thì có thịt đông. Và còn biết bao nhiêu món nữa.
Các thành viên trong gia đình còn sưu tập thêm các món độc lạ nữa: Trâu gác bếp, xúc xích campuchia, xúc xích Nga,… Món nào cũng ngon, món nào cũng hấp dẫn. Nhưng bầu có ăn được không? Có tốt cho em bé không? Mẹ bầu ăn gì ngày Tết bây giờ?
II. Mẹ bầu ăn gì để đảm bảo chế độ dinh dưỡng?
- Xét về lượng thì mẹ bầu phải ăn nhiều hơn bình thường. Nhưng không cần phải ăn nhiều quá như mọi người thường nói là ăn cho 2 người.
- Xét về chất. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển đầy đủ. Đồng thời mẹ nên uống vitamin bầu để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Về mặt vệ sinh. Mẹ bầu ăn Tết phải tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Tránh ăn các loại gỏi, nôm, các loại món thịt cá sống, có thể còn ký sinh trùng. Có như vậy mới đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tránh tình trạng mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ.
- Mẹ cũng nên tránh các loại hải sản ướp lạnh, cá khô, mực khô. Vì các loại này thường dùng thuỷ ngân để ướp. Thuỷ ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
- Không ăn các món như xúc xích, thịt xông khói, cá muối,… và các món ăn quá mặn. Nó có thể làm huyết áp tăng, thành mạch co lại, làm việc lưu chuyển máu huyết khó khăn, lượng máu cung cấp cho em bé bị giảm lại. Đồng thời thành phần dinh dưỡng trong các món này đã bị thay đổi nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ.
2.1 Mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn Tết vui và khoẻ
- Cũng như trong suốt giai đoạn mang thai, ngày Tết mẹ bầu nên ăn chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì ăn một vài bữa thật no, mẹ hãy chia thành nhiều bữa nhỏ hơn. Nếu đồ ăn Tết có ngon quá, mẹ cũng cố gắng hạn chế lại một chút. Mẹ có thể ăn nhiều món cho đỡ thèm nhưng đừng ăn nhiều quá. Như vậy vừa nếm được tất cả các món, lại vừa tiêu hoá tốt.
- Hơn nữa khi chia nhỏ bữa ăn ra, dạ dày sẽ không phải làm việc quá sức. Nó giúp dạ dày luôn trong tình trạng khỏe mạnh, sẵn sàng “nhào nặn” thức ăn ngày Tết.
- Mẹ nên ăn nhiều loại ra củ quả thay vì ăn quá nhiều thịt, cá. Một vấn đề ảnh hưởng đến ¾ phụ nữ mang thai là táo bón trong thai kỳ. Đây có lẽ là kỷ niệm không vui của nhiều mẹ bầu. Tránh việc sau mấy ngày Tết mẹ lại bị táo bón nặng, thậm chí bị trĩ vì ăn quá nhiều thịt cá là điều không nên.
- Nếu bị táo bón nặng, kéo dài, mẹ nên uống thuốc bổ sung chất xơ, các thuốc làm mềm phân đúng liều lượng và nên hỏi ý kiên bác sĩ.
- Ăn rau, củ, quả sẽ giúp cung cấp cho mẹ các loại vitamin, đặc biệt là chất xơ, giúp mẹ tiêu hoá dễ hơn, tránh táo bón khi mang thai.
- Thêm một điều quan trọng nữa là giờ giấc. Tết mọi người thường hay ngủ nướng. Tối thì lại thức trễ hơn bình thường để đi chúc Tết. Mẹ lưu ý đừng thay đổi quá nhiều lịch sinh hoạt hàng ngày. Nếu không em bé ở trong bụng sẽ không chịu đâu. Bé sẽ đạp mẹ không chừng đấy.
- Mẹ nên ưu tiên các loại rau có nhiều chất xơ như bông cải, bắp cải.
2.2. Mẹ bầu nên uống các loại nước trái cây tốt cho sức khoẻ
- Tết cũng có nhiều đồ uống ngon quá mà. Bia, rượu, nước yến, nước ngọt, trà, tăng lực, nước bí,… Thứ nào cũng sẵn sàng ở cả nhà mình và nhà bạn bè, quán xá. Nhưng bầu uống gì để an toàn đây. Các nước chứa cồn có còn thì có chất kích thích. Các loại nước ngọt có nhiều đường đều là những thứ không tốt. Mẹ nên hạn chế, tốt nhất là không dùng tới.
- Mẹ ưu tiên các thức uống bổ dưỡng như nước ép mận, táo,… Để tiết kiệm thời gian hơn, mẹ có thể uống nước chanh, hoặc hạt chia, trà xanh, sữa chua. Các loại nước này cũng rất ngon và lại cung cấp thêm cho mẹ các dưỡng chất cần thiết như chất xơ, vitamin, chất chống oxy hoá. Sữa chua thì cung thấp thêm men vi sinh, giúp lợi tiêu hoá.
- Nước rất quan trọng trong thai kỳ. Do đó dù trong ngày Tết, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo việc uống nước đầy đủ. Mỗi ngày uống từ 8 – 12 ly nước trắng hoặc các loại nước khác.
III. Nhưng còn mấy món khoái khẩu ngày Tết thì sao? Mẹ bầu ăn gì ngày Tết?
Các món này mẹ bầu có nên ăn không? Cùng điểm qua một số món ngon ngày Tết nhé.
3.1 Bánh chưng, bánh tét
- Không ăn 2 món này chắc không phải ăn Tết rồi. Nhưng bánh chưng, bánh tét lại là 2 món có rất nhiều tinh bột. Mà tinh bột lại có rất nhiều đường.
- Một chén cơm thường tương đương 2 lon coca. Vậy một miếng bánh chưng sẽ tương đương bao nhiêu. Chắc chắn là một con số không nhỏ. Nên mẹ bầu cần phải ăn với lượng vừa phải.
3.2 Các loại hạt khô
- Hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, hạt hạnh nhân, quả mắc ca, hạt điều… Hầu như tất cả các loại hạt đều tốt cho sức khoẻ của mẹ bầu. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là các hạt này có vệ sinh, có an toàn không. Mẹ tránh ăn các loại hạt nhiều màu sắc, dễ có phẩm màu.
- Quan trọng hơn là phải mua của nguồn uy tín, tránh hàng trôi nổi. Các loại này rất dễ có các chất bảo quản, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ.
3.3 Món măng
Trong măng có chất cyanid, có thể gây độc cho cả mẹ và con đặc biệt là cho hệ thần kinh. Do đó cần hạn chế tối đa ăn măng.
3.4 Các loại mứt, bánh kẹo
Các món này có chứa rất nhiều đường. Nó khiến lượng đường trong cơ thể mẹ tặng lên nhiều Mẹ bầu nên ăn dè chừng mà thôi.
Tết thèm thì mẹ cứ ăn. Nhưng chỉ ăn vừa phải, cho đỡ thèm, nhưng cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3.4 Một số loại trái cây
- Đu đủ xanh có chứa oxytocin và prostaglandin, dứa có promelanin. Các chất này tác động vào tử cung làm tử cung co bóp có thể dẫn tới động thai, sảy thai, sinh non,… Cần lưu ý tránh, đặc biệt trong trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Nho có chứa resveratrol. Tốt nhất là không ăn nho hoàn toàn trong ba tháng cuối của thai kỳ.
- Còn hầu hết các loại trái cây đều tốt cho mẹ bầu cả. Đó là một nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và nước cho mẹ bầu.
3.5 Giò, chả
- Giò chả mà một món rất phổ biến ngày Tết ở cả Bắc và Nam. Tuy nhiên mẹ nên chọn các nơi uy tín để mua. Tốt nhất mẹ có thể mua thịt và nhờ một số nơi họ xay và làm giò giúp.
- Hàn the thường được cho vào giò chả giúp nó giòn hơn, ngon hơn. Nhưng chất này lại rất không tốt cho sức khoẻ của mẹ bầu và em bé.
3.6 Thịt kho
- Theo truyền thống, các nhà thường làm một nồi thịt kho to trước Tết, sau đó ăn hết các ngày trong Tết. Để tránh mất thời gian các nhà thường nấu một nồi to và ăn dần.
- Tuy nhiên mẹ phải lưu ý việc bảo quản. Mỗi lần chỉ lấy ra một lượng vừa ăn, ăn hết một lần. Tránh ăn đi ăn lại khi đã lấy ra ngoài.
- Đồng thời cũng không nên nấu quá nhiều. Thức ăn bảo quản lâu sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Chúng có thể gây hại cho sức khoẻ của mẹ bầu và em bé.
3.7 Thức ăn chiên
Những món chiên, giòn luôn là thứ cuốn hút tất cả mọi người, các mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Ngày Tết mọi người cũng rất thích ăn các món này vì sự tiện lợi và ngon miệng.
Tuy nhiên khi thức ăn được chiên ở nhiệt độ rất cao, thành phần dinh đưỡng đã bị thay đổi rất nhiều. Do đó ngày Tết mẹ hạn chế ăn các món chiên.
Mẹ nên ưu tiên các món luộc, hấp hoặc nấu lẩu cũng rất ngon và bổ dưỡng.
IV. Mẹ bầu ăn gì ngày Tết còn phải lưu ý gì nữa không?
Mẹ bầu đừng quên bổ sung Vitamin dịp Tết đến nhé.
Tết mẹ bầu sẽ đi chơi nhiều hơn so với bình thường. Do đó cơ thể có thể sẽ mệt mỏi. Mẹ lưu ý uống bổ sung Vitamin Bầu để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bà bầu ăn gì ngày Tết? Điểm lại thì mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức rất nhiều món ngon dịp Tết đến này. Chỉ lưu ý một điều là vui chơi không quên nhiệm vụ. Mẹ ăn uống vừa phải. Mẹ chia làm nhiều bữa nhỏ. Mẹ đừng thay đổi quá nhiều giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống. Và mẹ hạn chế một số loại thức ăn không tốt.
Chúc các bà bầu ăn Tết vui vẻ! Gia đình năm mới an khang – thịnh vượng!
Nguồn: tinhyeusuame.com