Mắc bệnh máu khó đông khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Bệnh máu khó đông là hiện tượng máu chảy ra nhưng không khô lại. Bệnh thường di truyền từ mẹ sang con. Vì thế, những phụ nữ mắc bệnh khó đông cực kì lo lắng về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp về trường hợp máu khó đông khi mang thai.

Sơ lược về bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông hiện vẫn chưa có thuốc chữa triệt để

Máu khó đông hay được gọi là bệnh Hemophilia do các yếu tố làm đông máu (phổ biến là yếu tố 8 và 9 trong cơ thể) trong mạch máu bị giảm sút. Người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chỉ khi xảy ra va chạm hoặc bị thương dẫn đến nguy cơ bị mất máu, không cầm được máu và có nguy cơ tử vong. Bệnh này để lại nhiều biến chứng nặng nề, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và hiện nay bệnh vẫn chưa có giải pháp điều trị, chỉ có thể hỗ trợ điều trị để đối phó với biến chứng từ bệnh.

Nguy cơ di truyền Hemophilia

Một khi mang thai, người mẹ mang gen Hemophilia có khả năng truyền gen cho đời sau. Trong trường hợp, nếu gen X mang bệnh truyền cho con trai thì con trai sẽ bị Hemophilia. Nếu truyền cho con gái thì con gái sẽ mang gen Hemophilia.

Cơ chế di truyền bệnh máu khó đông khi mang thai
Cơ chế di truyền bệnh máu khó đông khi mang thai

Khi kết hôn với người bình thường, người phụ nữ mang gen Hemophilia có 25% khả năng sinh con gái mang gen bệnh và 25% khả năng sinh con trai mắc bệnh. Như vậy, những phụ nữ mang gen bệnh muốn có con với người khỏe mạnh bình thường vẫn có 50% khả năng sinh con không mắc hoặc mang gen bệnh. Trường hợp bố bị bệnh Hemophilia và mẹ bình thường thì sẽ sinh ra tất cả con gái là người mang gen bệnh, còn tất cả con trai không bị Hemophilia. Có trường hợp bố bị Hemophilia, mẹ là người mang gen bệnh, vẫn có thể sinh con gái bị Hemophilia. Tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp.

Hemophilia là bệnh di truyền. Song, có khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh không bắt nguồn từ di truyền mà do có sự đột biến, chuyển gen từ bình thường thành gen bệnh và gen bệnh này sẽ di truyền cho thế hệ sau.

Phụ nữ mắc bệnh máu khó đông có thể sinh con được không?

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ bị bệnh máu khó đông vẫn có thể mang thai và sinh con được. Nhưng, ngay từ lúc bắt đầu quá trình thai nghén cho đến lúc lâm bồn, mẹ bầu cần được sự theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.

Nếu cả bố và mẹ đều bị máu khó đông thì khả năng sinh con sẽ 100% mắc bệnh. Có một số trường hợp người mắc bệnh máu khó đông vẫn có thể sinh con an toàn và bình thường. Hai trường hợp các đôi vợ chồng bị máu khó đông cần lưu ý khi có ý định có con:

  • Trường hợp 1: Nếu người vợ bị máu khó đông không cần phải quá lo lắng, hãy đến khám tại các bệnh viện lớn. Bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp can thiệp để ngăn ngừa khả năng di truyền cho con. Ngoài ra, tính di truyền còn tùy thuộc vào giới tính của thai nhi khi được sinh ra. Nếu là bé gái thì sẽ có 50% mang gen bệnh, bé trai thì có khoảng 50% biểu hiện bệnh.
  • Trường hợp 2: Cả 2 vợ chồng đều mang gen máu khó đông thì khả năng sinh con bệnh máu khó đông là rất cao. Thông thường đây là một trường hợp hiếm gặp, để đảm bảo thai kỳ cho người mẹ, cũng như tương lai đứa trẻ sau này, bác sĩ sẽ khuyên mẹ điều trị cải thiện bệnh trước khi mang thai lần tới.

Tiến hành xét nghiệm ối khi mang thai

Thông qua việc xét nghiệm nước ối, nhiễm sắc thể bất thường của bào thai có thể được phát hiện. Từ đó giúp bác sĩ xác định bệnh máu khó đông khi mang thai. Thời gian thực hiện xét nghiệm ối  là vào tuần 15 – 20 của thai kỳ . Đây là giai đoạn hợp lý để tìm gen Hemophilia. Bác sĩ sẽ dùng cây kim dài, chọc vào bụng thai phụ, lấy một ít nước ối để xét nghiệm. Phương pháp này hoàn toàn không gây hại cho em bé. Quá trình chọc ối diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản và cũng không gây cảm giác đau đớn.

Xét nghiệm nước ối để phát hiện nhiễm sắc thể khác thường của bào thai
Xét nghiệm nước ối để phát hiện nhiễm sắc thể khác thường của bào thai

Tuy nhiên, xét nghiệm ADN hoặc định lượng yếu tố VIII của thai nhi hay chẩn đoán trước cấy phôi chính là phương pháp tốt nhất để phát hiện và loại trừ nguy cơ trẻ mắc bệnh máu khó đông. Nhờ những phương pháp này, các phôi thai không mang gen bệnh Hemophilia sẽ được tạo ra.

Bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp lựa chọn phôi khỏe mạnh, không mang gen bệnh của vợ bệnh nhân Hemophilia hoặc người phụ nữ có mang gen Hemophilia rồi cấy vào tử cung người mẹ. Từ đó, em bé sinh ra sẽ hoàn toàn khỏe mạnh; không mang gen bệnh và chấm dứt được tình trạng di truyền Hemophilia trong gia đình.

Điều trị bệnh máu khó đông khi mang thai

Bệnh máu khó đông hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vậy nên, người bệnh sẽ sinh hoạt bình thường nếu được chẩn đoán sớm, chăm sóc sức khỏe đúng cách. Thông qua việc xét nghiệm gene, bệnh Hemophilia có thể dễ dàng được phát hiện.

Đối với các cặp vợ chồng muốn có con, chẩn đoán sớm các biểu hiện bệnh sẽ có lợi. Có những can thiệp từ giai đoạn bào thai, trẻ sinh ra vẫn có khả năng không mang gen bệnh.

Những lưu ý cơ bản dành cho người bệnh máu khó đông nếu đang có ý định sinh con: Cần kiêng quan hệ vợ chồng mạnh. Khi người phụ nữ mang thai phải được theo dõi thai kỳ kỹ lưỡng hơn so với người sản phụ bình thường. Thực hiện khám thai định kỳ theo đúng chỉ định. Trong lúc chuyển dạ, cần đến bệnh viện đã thực hiện khám thai để bác sĩ nắm rõ tình hình.

Trường hợp phát hiện bệnh sớm, nên thăm khám tại cơ sở Y tế định kỳ 6 tháng một lần. Tránh những hoạt động mạnh gây chấn thương, dẫn đến tổn thương phần mềm, chảy máu. Không thực hiện những bài thể dục nặng ảnh hưởng đến xương khớp và khiến bệnh trở thêm nặng hơn.

Tóm lại, phụ nữ mắc bệnh máu khó đông vẫn có thể mang thai. Song bệnh máu khó đông khi mang thai cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng. Chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh!

Nguồn: tuthuoc24h.net

Xem thêm:

5/5 (1 Review)