Có lẽ nhiều người nghe về “tiểu đường thai kỳ”, song cũng chưa biết rõ những hậu quả của chứng bệnh này có thể mang lại. Có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị mắc tiểu đường thai kỳ, song do không có những biểu hiện bệnh lý ra bên ngoài, nên rất khó để có thể nhận biết bệnh nếu không được xét nghiệm.
I. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng chỉ xảy ra trong quá trình mang thai biểu hiện ở lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra chủ yếu vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Nếu không kiểm soát được tiểu đường trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.
II. Do đâu mà bị tiểu đường thai kỳ?
2.1 Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Bình thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Vì thế, tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin gấp 2 lần so với bình thường. Khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucozo máu sẽ tăng cao.
2.2 Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt không khoa học của mẹ bầu
Suy nghĩ ăn cho con khiến cho các mẹ bầu luôn tích cực tăng cường tẩm bổ, dẫn đến tăng cân quá nhanh, cùng với đó là tâm lý giữ gìn quá mức, khiến mẹ bầu hạn chế vận động cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm:
-
Sàng lọc trước sinh – Những điều bác sĩ không tiết lộ với các mẹ bầu
-
6 dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi bố mẹ cần lưu ý để phòng tránh
-
Nhật ký mẹ Mít phần 2: Trước khi mang thai nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
III. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì tới con?
- Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bé bị thừa cân, mẹ phải sinh mổ do thai quá to. Em bé còn có nhiều khả năng béo phì khi trưởng thành.
- Bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi máu và chức năng tim bị ảnh hưởng.
- Lượng đường máu của thai nhi thấp sẽ gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng như co giật, hôn mê, tổn thương não.
- Những mẹ bầu khi mang thai bị béo phì hoặc tiểu đường không được kiểm soát tốt thường có nguy cơ tiền sản giật cao.
IV. Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Thông thường, tiểu đường thai kỳ thường không biểu hiện rõ. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
- Thường xuyên khát nước, ngay cả ban đêm.
- Đi tiểu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm và khó điều trị bằng các loại kem bôi thông thường.
- Các vết thương khó lành.
- Luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
V. Thời điểm mẹ bầu cần tầm soát phát hiện tiểu đường thai kỳ
Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình sản sinh insulin bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không.
Từ tuần thứ 22 đến 24 của thai kỳ là thời điểm các mẹ bầu cần lưu ý tầm soát tiểu đường thai kỳ.
VI. Xét nghiểm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose để sàng lọc nguy cơ trước. Nếu kết quả thử glucose dương tính, cũng chưa thể kết luận được bạn có mắc tiểu đường hay không. Bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chắc chắn.
Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một lượng dung dịch glucose nữa. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu xét nghiệm, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, lúc này có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.
Để xét nghiệm dung nạp glucose các mẹ cần nhớ xét nghiệm vào buổi sáng, khi bụng rỗng. Vì vậy, các mẹ bầu nên ăn bữa khuya vào tối ngày hôm trước để đảm bảo sức khỏe cho việc xét nghiệm nhé!