I. Xét nghiệm tiền hôn nhân là gì?
Xét nghiệm tiền hôn nhân, hay khám sức khỏe tiền hôn nhân là xét nghiệm giúp xác định tình trạng sức khỏe tổng quát, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến sinh sản ở cả nam và nữ.
Xét nghiệm tiền hôn nhân cho nam và nữ giới không chỉ là một lời khuyên của các bác sĩ mà nó còn nâng cấp lên như một khuyến cáo dành cho tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh vẫn nên xét nghiệm tiền hôn nhân để xác định những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
II. Tại sao phải xét nghiệm tiền hôn nhân?
Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 – 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm khoảng 1,5 – 2% dân số. Trong số đó, phổ biến nhất là các bệnh như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật khác.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lâu nay vẫn còn tâm lý e ngại khám sức khỏe trước khi kết hôn, do sợ nếu phát hiện bệnh sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi, thậm chí có người còn cho là chỉ nghi ngờ nhau mới phải khám. Hoặc có nhiều bạn nữ muốn đi khám nhưng lại sợ bạn bè và người thân dị nghị “chắc là có vấn đề mới phải đi khám”… Tất cả những suy nghĩ này vô hình chung đã tạo nên rào cản khiến ý nghĩa của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh đối với nhiều bạn trẻ. Cũng chính vì thế nhiều người mắc những căn bệnh truyền nhiễm không đáng có từ chính bạn đời của mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, biết trước và nắm rõ về sức khỏe đối phương trước lúc kết hôn cũng giúp các cặp vợ chồng trẻ vững vàng tâm lý cho cuộc sống mới, trước những biến cố có thể xảy ra. Hoặc không, cả hai có thể chọn lựa những lối đi khác để thoải mái hơn cho cả hai.
- Xét nghiệm tiền hôn nhân mang đến tâm lý thoải mái cho các đôi vợ chồng sau hôn nhân. Đây là một hành động văn minh, đúng nghĩa với giá trị hôn nhân.
- Phát hiện kịp thời các bệnh về sinh sản để có phương án điều trị sớm, hiệu quả. Mặt khác, Xét nghiệm tiền hôn nhân là sự chuẩn bị về tinh thần chứa đầy yêu thương mà các cặp vợ chồng dành cho nhau trong trường hợp xấu. Điều này tránh để người còn lại rơi vào trạng thái “sốc”, cũng có quyết định đúng đắn trước khi thực sự bước vào hôn nhân.
- Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cả hai để lên kế hoạch mang thai cũng như tránh thai an toàn.
III. Xét nghiệm tiền hôn nhân gồm những gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm một số hạng mục, thuộc 2 nhóm: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.
1. Khám sức khỏe tổng quát
Không như nhiều người vẫn nghĩ rằng, khám tiền hôn nhân chỉ là khám sức khỏe sinh sản. Thực tế, khám tiền hôn nhân cho các cặp đôi phải bao gồm cả kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Bởi lẽ, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề, hay bệnh lý của cơ thể, thì cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cũng như chất lượng sinh sản. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng ở người phụ nữ: Nếu phụ nữ gặp phải bất kỳ bệnh lý nào cũng đều có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn, vất vả hơn, sức khỏe thai nhi cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng là:
- Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán về các bệnh có thể lây từ mẹ sang con như viêm gan B… Xét nghiệm máu cũng cần thiết để tiên lượng các bất thường có thể gây hại đến thai nhi, nhất là trường hợp mẹ có chỉ số đường huyết cao bất thường. Cùng với kiểm tra huyết thanh, các bệnh có nguy cơ lây qua đường tình dục sẽ được phát hiện.
- Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm…
- Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích…
- Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch…
- Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy…
2. Khám sức khỏe sinh sản
2.1. Cho nữ giới:
- Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng…
- Siêu âm tuyến vú
- Soi tươi dịch âm đạo
- Kiểm tra hormone sinh dục: Estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ)
2.2. Cho nam giới:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ
- Xét nghiệm dịch niệu đạo
- Nội tiết tố sinh dục
2.3. Cho cả nam và nữ:
Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của bản thân.
Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.
IV. Thời gian thích hợp để xét nghiệm tiền hôn nhân
Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 – 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 – 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
V. Lợi ích khi đi khám sức khỏe tiền hôn nhân
5.1. Trang bị kiến thức sinh hoạt vợ chồng
Đối với những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm về tình dục, việc khám sức khỏe trước khi kết hôn sẽ trang bị cho họ kiến thức, tâm lý về đời sống chăn gối. Nhờ vậy, các cặp đôi sẽ tránh được những khúc mắc phát sinh trong sinh hoạt vợ chồng, tiến tới hòa hợp tình dục – nền tảng quan trọng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
5.2. Tầm soát các bệnh truyền nhiễm
Trước khi bước vào đời sống hôn nhân, hai bạn cần làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, HCV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được khả năng lây bệnh cho bạn đời (nếu chẳng may bị bệnh) cũng như có kế hoạch điều trị bệnh sớm.
5.3. Phát hiện sớm các bệnh lý sinh sản
Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở của người phụ nữ, tạo tiền đề cho sự ra đời của những em bé khỏe mạnh sau này. Trong trường hợp một trong hai người gặp vấn đề về sinh sản như u nang buồng trứng, tinh trùng yếu, vô tinh…, bác sĩ sẽ có giải pháp can thiệp kịp thời.
5.4. Phát hiện các bệnh di truyền, có thể truyền sang em bé
Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý của vợ chồng bạn, trên cơ sở đó đánh giá liệu hai bạn có mang gen di truyền bệnh lý, có thể ảnh hưởng tới con cái sau này hay không.
5.5. Thể hiện trách nhiệm với bản thân và bạn đời
Nếu không biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và bạn đời, hai bạn không thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra sau khi về chung một nhà: vợ hoặc chồng vô sinh, bị bệnh truyền nhiễm, con sinh ra dị tật… Khi đó, tình cảm vợ chồng không tránh khỏi sứt mẻ, thậm chí gãy gánh. Vì thế, hãy thể hiện trách nhiệm với mình và bạn đời bằng cách đi khám để tầm soát sức khỏe tiền hôn nhân. 6 tháng trước khi kết hôn là thời điểm thích hợp để khám sức khỏe tiền hôn nhân, giúp cặp đôi phòng tránh những rủi ro sau này.
VI. Chi phí xét nghiệm tiền hôn nhân?
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn đều cung cấp gói khám và điều trị, trong đó có xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp đôi. Chi phí thực hiện dao động khác nhau không đáng kể giữa các bệnh viện.
Tùy theo các dịch vụ có trong gói khám tiền hôn nhân cùng cơ sở bạn lựa chọn, gói khám có thể từ 1,5 – 2 triệu đồng với gói dịch vụ cơ bản. Nếu bạn muốn kiểm tra chuyên sâu, hoặc bác sỹ phát hiện bất thường yêu cầu xét nghiệm chuyên sâu thì sẽ phát sinh thêm chi phí.
Hầu hết chi phí khám và xét nghiệm tiền hôn nhân với nữ giới sẽ cao hơn nam giới bởi cần khám cụ thể hơn khả năng sinh sản và mang thai.
VII. Xét nghiệm tiền hôn nhân cần chuẩn bị những gì?
Do việc khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm cả việc khám tổng thể, khám phụ khoa, nam khoa cũng như việc kiểm tra, xét nghiệm nên trước khi đi khám các cặp đôi cần lưu ý:
- Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, bảo hiểm,…. Thực tế, ở các bệnh viện, buổi sáng thường gặp tình trạng đông đúc, quá tải, do đó, người đi khám nên chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết để được khám sớm, tránh mất thời gian cũng như chờ đợi.
- Xét nghiệm máu: Thực tế, một số xét nghiệm không bắt buộc phải nhịn ăn. Tuy nhiên, đa phần các xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm glucose máu, Test Triglyceride, Xét nghiệm cholesterol,…đều có yêu cầu nhịn ăn trước thời điểm lấy máu khoảng 10 tiếng. Tốt nhất, mẫu máu nên được lấy vào buổi sáng, khi chưa ăn uống. Ngoài ra thì có thể uống nước lọc.
- Trước khi siêu âm bụng đặc biệt là siêu âm phần phụ, tuyến tiền liệt, bạn sẽ phải uống thật nhiều nước rồi nhịn đi tiểu khoảng 1 tiếng sau đó mới làm siêu âm. Bởi khi bàng quang đầy sẽ tạo môi trường truyền âm thuận lợi cho sóng siêu âm.
- Với phụ nữ, kiểm tra nước tiểu, phân và phiến đồ âm đạo, cổ tử cung nên được tiến hành ít nhất 5 ngày trước kỳ kinh tới hoặc 5 ngày sau kỳ kinh trước. Không nên đi khám khi đang đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang đặt thuốc âm đạo,…
- Kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn đối với cả nam và nữ.
- Để thoải mái và thuận tiện khi thăm khám. Tránh mặc quần bò quá chật, mặc váy liền thân.
- Với bệnh nhân tiểu đường: Không được dùng thuốc hoặc insulin vào buổi sáng khi đến khám.
- Với bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp: thì vẫn dùng theo đơn hàng ngày.
VIII. Xét nghiệm tiền hôn nhân ở đâu uy tín?
Xét nghiệm tiền hôn nhân là một bước quan trọng giúp các cặp đôi hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho cuộc sống gia đình khỏe mạnh và bền vững. Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm là vô cùng cần thiết, và dưới đây là một số gợi ý cho các bạn về các địa chỉ đáng tin cậy tại Việt Nam:
Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Đây là một trong những bệnh viện hàng đầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam, nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất tiên tiến. Các cặp đôi có thể an tâm khi chọn bệnh viện này để thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Là cơ sở y tế lớn tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo sự an toàn và chất lượng. Với quy trình xét nghiệm khoa học và chi tiết, bệnh viện là địa điểm đáng tin cậy cho các cặp đôi chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân.
Bệnh viện Đại học Y: Với sự kết hợp giữa nghiên cứu và thực hành, Bệnh viện Đại học Y là nơi các cặp đôi có thể yên tâm thực hiện xét nghiệm tiền hôn nhân. Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia và các giáo sư đầu ngành về y tế, giúp tư vấn và kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Là một bệnh viện lớn của quân đội với tiêu chuẩn cao về y tế, Bệnh viện 108 cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiền hôn nhân toàn diện và chuyên nghiệp. Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, các cặp đôi có thể tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tại đây.
Viện Công nghệ DNA: Đây là một địa chỉ nổi bật cho các dịch vụ xét nghiệm di truyền và xét nghiệm tiền hôn nhân. Viện Công nghệ DNA sở hữu phòng lab hiện đại với các thiết bị công nghệ cao, đảm bảo độ chính xác và chất lượng cho các xét nghiệm. Đặc biệt, viện còn có sự đồng hành của giáo sư di truyền Trần Vân Khánh – một chuyên gia đầu ngành về di truyền học tại Việt Nam. Sự có mặt của giáo sư Khánh giúp đảm bảo kết quả chính xác, tư vấn chuyên sâu và hỗ trợ kịp thời cho các cặp đôi.
Hy vọng với những gợi ý trên, các cặp đôi có thể chọn được cơ sở y tế phù hợp để thực hiện xét nghiệm tiền hôn nhân, giúp chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân sắp tới.