Ợ nóng là tình trạng không ít mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ rất khó chịu nên luôn tìm kiếm những cách giảm ợ nóng khi mang thai để giúp khắc phục sớm. Cùng tìm hiểu những cách giảm ợ nóng hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Tình trạng ợ nóng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, nhưng thường xảy ra nhất vào nửa cuối thai kỳ. Có khoảng ⅓ mẹ bầu bị ợ nóng vào tam cá nguyệt đầu tiên và ⅔ còn lại có biểu hiện này ở những tháng cuối thai kỳ.
I. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ợ nóng
Mẹ bầu bị ợ nóng có thể do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khi mang thai. Có những nguyên nhân chính sau:
- Khi mang thai, hormone progesterone tăng mạnh khiến cơ vòng thực quản giãn ra, không đóng kín được nên đã tạo điều kiện cho acid dịch vị dạ dày trào ngược lên cổ họng gây ợ nóng. Ngoài ra, hormone này còn làm giảm sự co bóp của dạ dày, khiến cho thức ăn bị ứ đọng, lên men sinh hơi nên mẹ dễ bị ợ nóng, ợ chua.
- Mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ khiến dịch mật ít tiết ra, từ đó khả năng tiêu hóa chất béo cũng giảm, dẫn đến đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng nhiều.
- Khi thai nhi ngày càng phát triển cũng tạo áp lực lên dạ dày. Dạ dày bị chèn ép nên đã đẩy dịch vị ngược lên thực quản dễ hơn.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn nhiều chất béo, tinh bột, ăn nhanh không nhai kỹ, ăn xong đi nằm ngay… cũng dễ dẫn đến ợ chua, ợ nóng.
II. 8 cách giảm ợ nóng khi mang thai
Tình trạng ợ nóng khiến mẹ bầu rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mẹ. Nếu đang gặp tình trạng này, mẹ có thể tham khảo x cách giảm ợ nóng khi mang thai dưới đây để giúp cải thiện:
1. Chia nhỏ bữa ăn
Khi mang thai, hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn. Nhất là khi bầu bị ốm nghén, ợ chua thì mẹ không nên ăn quá nhiều. Hãy chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn cũng như để mẹ không cảm thấy khó chịu.
Thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, mẹ hay chia chúng thành 5 – 6 bữa nhỏ hơn, ăn vừa phải, chậm rãi.
2. Sử dụng gừng
Gừng từ lâu đã được biết đến với các công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm ốm nghén, buồn nôn, đau bụng… Nếu mẹ bị ợ nóng, có thể ngậm một lát gừng tươi, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng để cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Uống nhiều nước
Nước rất cần thiết đối với cơ thể. Khi mang thai, mẹ nên bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn cũng như đem lại những lợi ích khác đến sức khỏe.
Việc uống nước cũng là cách giúp mẹ bầu giảm ợ nóng, ợ hơi, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
4. Không nằm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, mẹ nên ngồi nghỉ ngơi một lúc, có thể đi dạo, làm việc nhẹ nhàng thay vì đi nằm ngay sau khi ăn. Việc nằm hay cúi người sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và khiến acid dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, gây ợ hơi, ợ nóng.
5. Mặc đồ rộng rãi
Những bộ đồ chật, bó sát có thể khiến chứng trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng. Nếu mẹ thường xuyên bị ợ nóng, hãy lưu ý tránh xa quần áo bó sát, khó chịu. Hãy lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, chất liệu mềm mại để cảm thấy thoải mái hơn.
6. Tránh ăn đêm muộn
Mẹ bầu có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường nên nhanh cảm thấy đói. Mẹ có thể ăn đêm nhưng chỉ ăn nhẹ và ăn trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng. Không nên ăn đêm xong đi ngủ luôn vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, khiến bạn khó ngủ, khó tiêu và dẫn đến đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi.
7. Kê cao đầu khi ngủ
Khi ngủ, mẹ bầu hãy kê cao phần đầu và ngực. Đây là cách giảm ợ nóng khi mang thai rất hiệu quả, giúp acid dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.
8. Thay đổi thực đơn
Có một số món ăn có thể khiến tình trạng ợ nóng nặng nề hơn như cà phê, cam, quýt, thức ăn chua, chất béo… Vì thế, mẹ nên hạn chế ăn.
Ngoài ợ nóng, khi mang thai, mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề khác nữa như đau lưng, khó thở, kén ăn… Những tình trạng này hết sức bình thường, sẽ hết sau một thời gian nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy ăn uống đủ chất, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và nhớ đi khám thai, thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc trước sinh đầy đủ để đảm bảo thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: