6 lý do vì sao mẹ bầu nên từ bỏ việc mang giày cao gót

Với các chị em một khi đã bước vào thai kỳ thì việc mang giày dép gì cho phù hợp là thắc mắc được đặt ra nhiều nhất. Nên nhớ sự thoải mái và yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn này. Vì thế mà mẹ cần hết sức lưu ý đến những nguy cơ có thể xảy ra khi mang giày cao gót. 

155785419

Bà bầu đi giày cao gót được không? Nếu đã quen mang những đôi cao gót thường xuyên trước khi mang thai thì việc tạm từ bỏ trong suốt chín tháng sẽ là thách thức lớn đối với chị em giai đoạn này.

Bà bầu mang giày cao gót chẳng những sẽ thấy khó chịu mà còn gặp phải những rủi ro chẳng hạn:

1. Chuột rút

Khi bạn đi cao gót trong thời gian dài, bắp chân sẽ bị co rút. Điều này dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai, khiến mẹ bầu đau đớn, bực bội và cáu bẳn.

2. Bà bầu mang giày cao gót sẽ bị đau lưng

Giày cao gót sẽ thay đổi tư thế tự nhiên của bạn. Xương chậu có xu hướng gập về phía trước, khiến xương cột sống bị cong lệch. Trọng lượng cơ thể dồn về phía trước sẽ thay đổi tư thế đứng và gây ra đau đớn. Dây chằng dưới và cẳng chân sẽ bị căng lên trong thai kỳ. Chưa kể việc mang cao gót còn làm tăng sức ép lên hông và đốt sống lưng dẫn đến đau nhức toàn bộ vùng đốt sống, dây chằng và hông.

3. Chân sưng phù là hậu quả khi bà bầu đi giày cao gót

tac hai khi ba bau mang giay cao got

Một tình trạng bệnh lý có tên chứng phù hay sưng tấy ở chân, mắt cá chân và ngón chân thường rất phổ biến ở thai phụ.

  • Mang giày cao gót hay giày đế cao sẽ khiến tình trạng sưng phù nghiêm trọng hơn nữa
  • Mang cao gót vào giai đoạn cuối thai kỳ còn khiến ngón chân bị sưng phù
  • Máu lưu thông kém, ứ trệ ở phần phía dưới cơ thể, kèm theo đó là tình trạng ngón chân sưng tấy gây đau đớn.

4. Giữ thăng bằng khó

Độ dẻo dai của mắt cá chân suy giảm do trọng lượng cơ thể dồn về phía trước khi mang giày cao gót kèm theo sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ là:

  • Nguyên nhân dẫn đến khả năng giữ thăng bằng kém
  • Khả năng mất thăng bằng và vấp ngã cao hơn, từ đó gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

5. Tình trạng căng cơ

Tương tự lưng và bụng, dây chằng ở mắt cá chân và bắp chân giãn ra do sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng là:

  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ bàn chân
  • Nguyên nhân khiến cho những đôi giày mà bạn mang vừa thoải mái trước đây trở nên chật và gây đau.

6. Sẩy thai

Thai phụ mang giày cao gót luôn có nguy cơ bị sẩy thai cao hơn. Sự an toàn của thai nhi bị đe dọa bởi khả năng mẹ có thể vấp ngã hay trẹo chân bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng tự đưa mình và con yêu vào tình thế nguy hiểm như thế nhé. Mẹ bầu cần nhớ rằng, không gì quan trọng bằng sức khỏe và an toàn của mẹ và thai nhi đâu.

II. Mẹo đi giày cao gót khi mang thai

cach di giay cao got khong dau chan

Nếu băn khoăn bà bầu có nên đi giày cao gót hay không thì câu trả lời sẽ là “Không” bạn nhé. Nhưng thực tế, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ vẫn có thể diện những đôi giày có phần đế không quá cao, độ dốc vừa phải miễn là tuân thủ cách mang giày cao gót sau:

  • Chọn giày thoải mái và không tạo cảm giác bó chặt vào chân bạn vì thời gian này mẹ sẽ tiết mồ hôi chân nhiều hơn
  • Giày mang phải có phần quai chắc chắn, tránh chọn loại có dây buộc rườm rà
  • Nên chọn giày gót vuông thay vì gót nhọt để tránh bị trơn trượt, dễ vấp ngã vì mất thăng bằng
  • Thời gian đầu thai kỳ, nếu đi giày cao gót đến văn phòng làm việc thường xuyên thì thỉnh thoảng mẹ nên tháo giày ra để chân được thư giãn
  • Không nên mang cao gót để tham gia các hoạt động ngoài trời nếu phải đứng trong thời gian dài
  • Khi mang cao gót, nếu thấy khó chịu, mẹ nên tháo giày ngay và thực hiện các bài tập giãn cơ hoặc xoa bóp bàn chân nhẹ nhàng
0/5 (0 Reviews)