Vì sao trẻ bị điếc bẩm sinh?

Bị điếc bẩm sinh là một thiệt thòi rất lớn với trẻ em. Không cảm nhận được âm thanh sẽ khiến cuộc sống của trẻ bị hạn chế rất nhiều về cảm xúc, tư duy. Và có một thực tế, trẻ sinh ra bị điếc thường sẽ bị câm. Việc hiểu rõ nguyên nhân trẻ mắc bệnh điếc bẩm sinh sẽ giúp các cha mẹ sớm có biện pháp can thiệp giúp sinh ra những em bé khỏe mạnh bình thường.

Điếc bẩm sinh là bệnh gì?

Điếc bẩm sinh là tình trạng trẻ mất thính lực ngay từ khi sinh ra. Tình trạng này xảy ra khi khả năng chuyển đổi năng lượng cơ học rung động của âm thanh thành năng lượng điện của các xung thần kinh của tai bị suy giảm.

Theo con số thống kê được, Việt Nam ta có hơn 39 nghìn trẻ em bị khiếm thính. Những trẻ này sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận với giáo dục, tiếp thu kém và chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Cho thấy một điều rằng, việc sàng lọc câm điếc bẩm sinh cần được lưu tâm nhiều hơn nữa.

Dấu hiệu trẻ bị điếc bẩm sinh

Điếc bẩm sinh không như các dị tật bẩm sinh khác có thể quan sát bằng mắt thường. Vì vậy, nếu không chú ý, nhiều người có thể không phát hiện được con mình bị điếc bẩm sinh.

Ở từng giai đoạn, các dấu hiệu khiếm thính của trẻ sẽ khác nhau và ngày càng bộc lộ rõ khi trẻ lớn dần.

Điếc bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ
Điếc bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ
  • Trẻ sơ sinh: Phát hiện điếc bẩm sinh thông qua phản xạ nghe và cử động của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh hay khóc, giật mình khi có tiếng động nhưng nếu con bị điếc bẩm sinh thì không có những phản xạ này.
  • Trẻ vài tháng – dưới 1 tuổi: Những em bé giai đoạn này đã biết quay đầu theo hướng phát ra âm thanh, giật mình khi có tiếng động lớn, nhiều trẻ biết ngoái đầu nhìn khi được gọi tên nhưng trẻ khiếm thính thì không.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ đã biết nói được những từ và câu đơn giản, biết nhìn theo, dạ vâng khi được gọi tên. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm nói hoặc không nói được và không có phản ứng khi được gọi tên thì con có thể bị khiếm thính.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Lúc này, các biểu hiện khiếm thính đã rõ ràng hơn. Trẻ không nghe được âm thanh, nói ngọng, chỉ phát âm được một số từ…

Ba mẹ và người chăm sóc nên quan sát kỹ từng biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm những bất thường. Khiếm thính bẩm sinh nếu được điều trị sớm có thể cứu vãn được thính lực cho trẻ. Nếu không được điều trị, trẻ sẽ mất thính lực hoàn toàn kể cả khi trưởng thành.

Vì sao trẻ bị điếc bẩm sinh?

Điếc bẩm sinh ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do di truyền, do ảnh hưởng từ khi mang thai hoặc ngay khi sinh bé.

1. Nguyên nhân gây điếc bẩm sinh trong mang thai

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 75–80%  tất cả các ca bệnh khiếm thính đều là di truyền bởi gen lặn; 20–25% là do di truyền bởi gen trội, và 1–2% là di truyền bởi cha mẹ liên quan đến gen X, còn ít hơn 1% là di truyền từ thừa kế ti thể.

Có nhiều nguyên nhân ngay từ khi mang thai gây điếc bẩm sinh ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân ngay từ khi mang thai gây điếc bẩm sinh ở trẻ

Khi mang thai, một số hội chứng thai kỳ có thể khiến trẻ sinh ra bị mất thính lực bẩm sinh như: hội chứng Down, hội chứng Alport, hội chứng Charge… Ngoài ra, nếu mẹ bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng như Rubella, toxoplasmosis, herpes cũng có nguy cơ sinh ra em bé bị mất thính lực. Trong đó, nhiễm trùng cytomegalovirus (CMV) bẩm sinh là một nguyên nhân phổ biến không di truyền khiến trẻ mất thính giác thần kinh giác quan.

Bên cạnh đó, nếu đang mang bầu, mẹ bầu có sử dụng một số loại thuốc có hại cho thai nhi, gây độc cũng có thể làm hỏng hệ thống thính giác của em bé. Vì vậy, trước khi sử dụng loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ mà nó gây ra để cân nhắc xem có nên sử dụng hay không.

2. Nguyên nhân gây điếc bẩm sinh khi sinh ra

Thời điểm, quá trình sinh không thuận lợi cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị điếc bẩm sinh. Trong đó, sinh non là một nguyên nhân phổ biến vì khi sinh non, cơ thể em bé chưa phát triển toàn diện khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng khi được sinh ra và gây điếc bẩm sinh.

Vàng da sơ sinh nghiêm trọng hoặc thiếu oxy trong quá trình sinh cũng có thể khiến em bé bị điếc. Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não sởi, quai bị nếu trẻ mắc khi đang còn quá nhỏ cũng dẫn đến mất thính lực bẩm sinh.

Những em bé sơ sinh mắc bệnh về tai như bệnh xơ cứng tai, bệnh cholesteatoma cũng có thể khiến thính lực của trẻ ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như trẻ bị chấn thương vùng đầu, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn từ lúc sơ sinh cũng có khả năng làm hỏng thính giác của trẻ.

Cần làm gì ngăn ngừa tình trạng sinh con bị điếc bẩm sinh?

Điếc bẩm sinh chủ yếu là do các nguyên nhân trong thai kỳ gây ra. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc thật tốt thai kỳ. Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều thì mẹ cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai cũng như phát hiện sớm bất thường để kịp thời xử trí.

Thăm khám thai kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bất thường thai nhi
Thăm khám thai kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bất thường thai nhi

Khi mang thai, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm NIPT, xét nghiệm double test, triple test để xác định trẻ có mắc một số hội chứng Down, dị tật bẩm sinh hay các bệnh lý di truyền có thể gây điếc bẩm sinh hay không. Phát hiện bất thường và xử trí sớm sẽ giúp các cặp vợ chồng sinh ra được những em bé khỏe mạnh, vẹn tròn.

Những trường hợp đã sinh bé thì nên cho con sàng lọc sơ sinh, sàng lọc thính lực sớm. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, khác biệt so với trẻ đồng trang lứa thì nên cho bé đi khám ở những cơ sở uy tín để chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng của con, mở ra hy vọng về đôi tai khỏe mạnh cho bé.

unnamed

Xem thêm:

 

0/5 (0 Reviews)