Phòng ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi như thế nào?

Theo con số thống kê của WHO, trong tổng số ca tử vong sơ sinh vào năm 2015, có tới 11,3% số trẻ em sinh ra bị tử vong do mắc dị tật bẩm sinh. Trẻ mắc dị tật bẩm sinh có nguy cơ tử vong cao. Nếu may mắn sống sót, dị tật bẩm sinh cũng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Các dị tật bẩm sinh nặng và thường gặp nhất là hội chứng Down, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh. 

Dị tật bẩm sinh là gì?

Phong ngua di tat bam sinh thai nhi nhu the nao 01

Dị tật bẩm sinh là những rối loạn, bất thường về cấu trúc hoặc chức năng xuất hiện từ lúc mang thai. Những rối loạn bẩm sinh này có thể được chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sau sinh hoặc muộn hơn ở giai đoạn trẻ nhỏ.

Các biện pháp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh, bảo vệ sức khỏe cho con yêu là điều vô cùng quan trọng mà tất cả các phụ nữ mang thai đều quan tâm. Có nhiều biện pháp phòng ngừa, mẹ bầu cần kết hợp nhiều biện pháp dưới đây để có thể phòng ngừa được tốt nhất:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là  acid folic.
  • Việc sử dụng các loại thuốc trong thời kỳ mang thai cần có sự hướng dẫn cụ thể của  bác sĩ chuyên khoa Sản, đặc biệt là các thuốc kháng sinh.
  • Tuyệt đối tránh các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
  • Tiêm vắc-xin trước khi mang thai, đặc biệt là nhóm Rubella.
  • Tầm soát và điều trị các bệnh nhiễm trùng khác như Rubella, giang mai…
  • Thực hiện các tầm soát và sàng lọc trước sinh để phòng tránh các dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards, Patau… với các xét nghiệm sinh hóa. Đặc biệt là xét nghiệm NIPT có độ đặc hiệu cao. Ngoài ra là sàng lọc các bệnh lý đơn gen, phổ biến nhất là bệnh lý tan máu bẩm sinh.

Phong ngua di tat bam sinh thai nhi nhu the nao 02

Các chuyên gia khuyến cáo, các cặp vợ chồng trước khi có kế hoạch mang thai cần có sự chuẩn bị để có một thai kỳ khỏe mạnh. Trước khi mang thai, nên kiểm tra sức khỏe sinh sản trước 3-5 tháng. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) cần phải kiểm tra sức khỏe cẩn thận hơn, do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề như: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu…
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

unnamed

Xem thêm:

5/5 (1 Review)