Hóa trị điều trị ung thư là phương pháp có khá nhiều những tác dụng phụ không mong muốn. Hiện, đã có phương pháp khác thay thế không cần phải dùng hóa chất, thông qua xét nghiệm di truyền.
Bác sĩ da liễu Seema Doshi – 46 tuổi, bị mắc ung thư vú, chị vô cùng hoảng sợ khi nghĩ đến việc phải làm hóa trị. Tuy nhiên, bà đã may mắn trở thành một trong những bệnh nhân không phải điều trị bằng hóa chất.
Hóa trị liệu là phương pháp điều trị ung thư phổ biến, căn bản xử lý khối u vú và nhiều ung thư khác trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại khá nhiều những phản ứng phụ không mong muốn như nôn ói, rụng tóc, xạm da, mệt mỏi, chán ăn… trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết các bệnh nhân ung thư.
Đến nay, theo dữ liệu từ nhiều nguồn, số bệnh nhân làm hóa trị đã giảm dần theo thời gian. Đã có nhiều bác sĩ, chuyên gia chuyển hướng điều trị sang dùng thuốc. Trong thực tế, uống thuốc là lựa chọn tốt hơn đối với nhiều người. Với xét nghiệm di truyền sẽ có thể đánh giá được người bệnh có thích hợp với phương pháp hóa trị hay không. Và tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể thay thế được hình thức điều trị bằng hóa chất.
Công nghệ giải trình tự gene đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi này. Công nghệ giúp bác sĩ có thể kiểm tra khối u, xem liệu chúng có đáp ứng với các loại thuốc hay không. Các xét nghiệm di truyền có thể kiểm tra mảng protein trên tế bào ung thư, chẩn đoán chính xác bệnh nhân nào nên và không nên làm hóa trị.
Với phương pháp này, hàng nghìn người bệnh ung thư sẽ không phải trải qua giai đoạn hóa trị đáng sợ, kèm rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, và đối mặt với nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn cho tim, dây thần kinh. Phương pháp giảm thiểu hóa trị cũng có thể được áp dung ở một số bệnh ung thư khác, như ung thư phổi – Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu tại Mỹ.
Tuy nhiên, biện pháp điều trị thay thế hóa trị vẫn chưa trở thành phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Mà phần nhiều vẫn phụ thuộc vào từng bệnh viện, và từng bác sĩ. Đối với một số bệnh nhân may mắn được áp dụng phương pháp này, mọi thứ đã thay đổi.
Khoảng 20 năm về trước, các chủ đề hội chẩn khi đó thường là ‘Nên cho bệnh nhân dùng hai hay ba loại hóa trị?’”. Thậm chí, các nhà khoa học còn thử nghiệm lâm sàng xem 4 liệu trình hóa trị có hiệu quả hơn hay không. Với phương pháp thay thế hóa trị, có nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đã được chỉ định “không hóa trị”.
Cách đây 30 năm, các hướng dẫn điều trị ung thư vú của Viện Ung thư Quốc gia tại Mỹ rất khắc nghiệt: hóa trị cho khoảng 95% bệnh nhân. Cho đến 15 gần đây, sự thay đổi đã bắt đầu. Phương pháp điều thị bằng thuốc trở thành giải pháp cho khoảng 30% bệnh nhân có một loại protein đặc biệt trên bề mặt khối u. Nó được dùng song song hóa trị, giảm một nửa nguy cơ tái phát và tử vong vì ung thư vú.
Theo các nghiên cứu, Herceptin là loại thuốc điều trị ung thư hiệu quả khi sử dụng độc lập, không cần kết hợp hóa trị và giúp cải thiện bệnh đáng kể tình trạng bệnh.
Song việc thay đổi liệu pháp điều trị đã tồn tại từ lâu là điều không hề dễ dàng. Tiến sĩ Hortobagyi nhận định, với việc kê giảm lượng thuốc cũng là quyết định đáng lo ngại.
Cho đến nay, sau nhiều năm, ngày càng có nhiều bác sĩ chuyên khoa ung thư thay đổi quan điểm, dựa trên nghiên cứu và thuốc mới. Khảo sát trên gần 3.000 phụ nữ điều trị ung thư vú từ năm 2013-2015 cho thấy việc sử dụng hóa trị trong giai đoạn đầu mắc bệnh giảm từ 26% xuống còn 14%. Những người bị ung thư hạch bạch huyết, số liệu trình hoá trị giảm từ 81% xuống 64%.
Hiện trên thị trường có bán ít nhất 14 loại thuốc điều trị ung thư mới, ba loại được phê duyệt vào năm ngoái, và hàng chục loại khác đang thử nghiệm lâm sàng, hàng trăm loại ở giai đoạn phát triển ban đầu.
Tiên lượng sống trung bình của phụ nữ ung thư vú di căn điều trị bằng thuốc Herceptin tăng lên 20 tháng vào đầu những năm 1990, đến nay là khoảng 57 tháng. Một số người thuyên giảm sau khoảng 10-15 năm kể từ khi bắt đầu điều trị.
Theo New York Time