I. Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là gì?

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp xác định mối quan hệ cha-con ngay cả trước khi em bé chào đời mà không cần can thiệp, ảnh hưởng tới thai nhi. Trong giai đoạn người mẹ đang mang thai, thông tin ADN của em bé được xác định thông qua các phân tử ADN tự do có mặt trong mẫu máu của mẹ. cffADN (ADN thai nhi tự do) chiếm khoảng 11 – 13,4% ADN tự do có trong máu mẹ, xuất hiện từ tuần thứ 6 thai nhi và tăng dần trong quá trình mang thai và giảm nhanh trong máu mẹ sau 24 giờ sau khi sinh. Việc xét nghiệm sẽ dựa vào phương pháp tách ADN tự do từ máu của mẹ và so sánh với ADN của người cha nhằm đưa ra kết luận về mối quan hệ cha-con.

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn ngay từ tuần thai thứ 6 với độ chính xác 99,9%
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn ngay từ tuần thai thứ 6 với độ chính xác 99,9%

Xem thêm:

II. Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi?

Có ba loại xét nghiệm ADN thai nhi khi đang mang thai:

  • Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn: ADN được thu thập từ người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó ADN này sẽ được phân tích và so sánh với ADN của con được tìm thấy trong máu của mẹ.
  • Chọc ối: Đây là xét nghiệm ADN xâm lấn được thực hiện vào khoảng tuần 14 đến tuần thứ 20. Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm ADN. Nhưng phương pháp chọc ối rất nguy hiểm cho thai phụ vì phải đối mặt với nguy cơ vỡ ối, nhiễm trùng, sảy thai. Chính vì vậy với bất cứ xét nghiệm nào cần chọc ối cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn nhé.
  • Xét nghiệm sinh thiết gai nhau: Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.

Xem thêm:

III. Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?

Ngay từ đầu thai kỳ, trong máu ngoại vi của mẹ bầu đã có sự xuất hiện các ADN tự do của thai nhi (Cff DNA – Cell free fetal DNA). Sự tồn tại của các ADN tự do này chính là kết quả của quá trình các tế bào nhau thai già tự nhiên, sau khi chết chúng sẽ giải phóng ADN vào máu của người mẹ và lẫn với ADN tự do của người mẹ.

Sự tồn tại của cff-DNA, cơ sở khoa học để làm xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
Sự tồn tại của cff-DNA, cơ sở khoa học để làm xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.

Các ADN tự do này thường phản ảnh cấu trúc di truyền của thai nhi đang phát triển. Các đoạn ADN tự do của thai nhi (cffADN) có độ dài khoảng 150 – 200bp, nhỏ hơn đáng kể so với kích thước các đoạn ADN của mẹ, điều này cho phép phân biệt cffADN với các đoạn ADN tự do của người mẹ. Tiến hành phân tích cấu trúc di truyền của các cfADN của thai nhi và người cha giả định để xác định mối quan hệ huyết thống.

IV. Độ chính xác của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là bao nhiêu?

Độ chính xác của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn lên đến 99,9%.
01 bang gia adn vien cong nghe dna

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn chỉ cần lấy máu của mẹ là một phương pháp vô cùng an toàn và có độ chính xác rất cao được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Trong xét nghiệm này, dữ liệu ADN (SNP profile) của thai nhi được so sánh với dữ liệu ADN của người cha nghi vấn nhằm xác có hay không mối quan hệ huyết thống với độ chính xác lên tới 99,99999998%.

V. Cách thức lấy mẫu xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?

Tiến hành lấy 7-10ml mẫu máu mẹ, sau khi tách chiết cffADN của trẻ tiến hành xét nghiệm với mẫu từ người bố giả định. Sẽ cho kết quả chính xác người đó có phải cha ruột của thai nhi hay không. Mẫu máu ngoại vi của mẹ lấy từ tĩnh mạch khi thai được tuần thứ 7 trở đi được dùng để tách chiết các cffADN trong xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.

Đối với mẫu xét nghiệm cha con không xâm lấn của người cha (cha giả định) mẫu sẽ được thu bao gồm: Mẫu máu, niêm mạc miệng, móng tay, móng chân, đầu lọc thuốc lá, tóc có chân, : kẹo cao su(đã qua sử dụng)…

VI. Thời gian nhận kết quả xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?

Với các xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn trên thị trường thì thời gian nhận kết quả thường chỉ khoảng 3-4 ngày làm việc tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Còn với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, do quy trình phân tích có phức tạp hơn nên sẽ kéo dài từ 7 – 14 ngày làm việc để bạn biết kết quả.

Thời gian có thể dài hơn nhưng đổi lại là chất lượng và độ an toàn của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn giúp mẹ bầu và gia đình cực kì an tâm đúng không nào ^^

VII. Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn ở Viện Công nghệ DNA có gì?

0Q6A9456

Trên địa bàn Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn chất lượng tốt. Trong số đó, Viện Công nghệ DNA là 1 trong những cơ sở y tế uy tín trong lĩnh vực Xét nghiệm Gen-Di truyền trong những năm vừa qua. Rất nhiều khách hàng đã đặt niềm tin vào xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn của Viện Công nghệ DNA vì những lí do dưới đây:

  • Trung tâm xét nghiệm với trang thiết bị, máy móc hiện đại đảm bảo kết quả phân tích luôn chính xác, nhanh chóng, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015
  • Đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên trình độ chuyên môn cao.
  • Kết quả xét nghiệm được kiểm soát bởi Hội đồng khoa học – PGS.Ts Trần Vân Khánh – Trưởng Bộ môn Bệnh học phân tử, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-Di truyền, Đại học Y Hà Nội.
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối, cam kết sự riêng tư cho người sử dụng dịch vụ.
  • Độ chính xác của xét nghiệm này là 100% cho trường hợp không cho nhận (Không có quan hệ) và 99,9% cho trường hợp cho nhận (có quan hệ).

Bảng giá xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

4/5 (2 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

Có ba loại xét nghiệm ADN thai nhi khi đang mang thai: - Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn: ADN được thu thập từ người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó ADN này sẽ được phân tích và so sánh với ADN của con được tìm thấy trong máu của mẹ. - Chọc ối: Đây là xét nghiệm ADN xâm lấn được thực hiện vào khoảng tuần 14 đến tuần thứ 20. Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm ADN. Nhưng phương pháp chọc ối rất nguy hiểm cho thai phụ vì phải đối mặt với nguy cơ vỡ ối, nhiêm trùng, sảy thai - Xét nghiệm sinh thiết gai nhau: Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.
Kết quả của xét nghiệm ADN trước sinh khác nhau, tùy thuộc vào mẫu xét nghiệm nhưng hàu hết là trên 99%, đặc biệt là phương pháp xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn có kết quả 99,99% và rất an toàn cho thai phụ.