Nhu cầu kiểm tra huyết thống đã có từ thời xưa. Với nền y học hiện đại ngày nay, việc kiểm tra huyết thống đã có phương pháp xét nghiệm chính xác, nhanh chóng. Nhưng với thời xưa, khi mà khoa học công nghệ còn chưa phát triển, việc xác nhận huyết thống sẽ thực hiện bằng cách nào?
Kiểm tra huyết thống bằng nhỏ máu nhận thân
Đây là cách làm phổ biến nhất mà người xưa vẫn thường dùng để xác định mối quan hệ huyết thống. Cách làm này thường áp dụng ở các nước phương Đông, và được thực hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Để thực hiện, người ta sẽ dùng một thau nước, và dùng kim chích máu của cha, con, hoặc mẹ, con vào thau nước. Nếu như hai giọt máu hòa vào với nhau thì chứng tỏ cùng huyết thống. Còn nếu hai giọt máu không hòa vào nhau thì được cho là không cùng huyết thống.
Xét về cơ sở khoa học, hai người có cùng nhóm máu thì máu sẽ hòa được vào nhau, không cùng nhóm máu thì sẽ không thể hòa vào nhau được. Trong khi cha mẹ và con cái không nhất thiết phải cùng chung nhóm máu.
Cách làm này không chính xác. Do vậy, đã gây ra nhiều hiểu lầm dẫn đến những kết cục đau lòng.
Kiểm tra huyết thống dựa vào màu mắt
Không giống như người phương Đông xác nhận huyết thống bằng cách chích máu, người phương Tây thời cổ xưa lại thường căn cứ vào màu mắt. Nếu như đứa trẻ có màu mắt giống với cha và mẹ thì được cho là cùng huyết thống, còn nếu khác màu mắt tức là không cùng huyết thống.
Phương pháp này cũng không chính xác, và đã được nhà khoa học Gregor Medel – cha đẻ của di truyền hiện đại, chứng minh là sai lầm vào năm 1865.
Màu mắt của đứa trẻ do nhiếu yếu tố di truyền quyết định, và nó không nhất thiết là giống màu mắt của bố, hoặc mẹ.
Kiểm tra huyết thống dựa vào nhóm máu
Cho đến đầu thế kỷ 20, khi nền y học đã bắt đầu phát triển hơn, việc xác định huyết thống không còn thực hiện bằng những phương pháp thô sơ và thiếu căn cứ khoa học như trước. Việc xác định huyết thống lúc này được khẳng định bằng nhóm máu. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có độ chính xác rất thấp, bởi nhóm máu của con không phải lúc nào cũng trùng khớp với nhóm máu của cha mẹ.
Kiểm tra huyết thống thông qua xét nghiệm huyết thanh
Vào những năm 1930, các nhà khoa học bắt đầu tìm thấy các loại protein trong máu, giúp nhận diện từng cá nhân riêng biệt. Tuy nhiên, phương pháp này cũng dẫn đến mức độ chính xác rất thấp.
Xét nghiệm gene để giám định huyết thống
Qua nhiều thời kỳ phát triển, nền y học tiến bộ dần lên. Cho đến khi công nghệ sinh học ra đời, các nghiên cứu về gene mở ra cho nền y học rất nhiều những điều hữu ích, trong đó có xét nghiệm gene để khẳng định huyết thống.
Cho đến nay, giám định huyết thống bằng xét nghiệm ADN là phương pháp chính xác cao nhất (99,99%)
Với phương pháp này, người ta sẽ tách mẫu ADN, kiểm tra sự trùng hợp của các nhiễm sắc thể được tách ra từ mẫu máu, mẫu tóc, mẫu móng, mẫu cuống rốn, mẫu niêm mạc miệng… của người cha/ mẹ và của người con để kết luận về mối quan hệ.
Xét nghiệm ADN giám định huyết thống trước sinh
Ngay trong thai kỳ, người ta đã có thể xét nghiệm gene bằng cách chọc ối, hoặc sinh thiết gai nhau, để tách mẫu ADN của đứa trẻ trong bụng mẹ. Việc lấy mẫu nước ối được thực hiện sớm nhất vào tuần thứ 15 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ lấy khoảng 2-5ml nước ối để thực hiện tách mẫu ADN của thai nhi và thực hiện xét nghiệm.
Việc chọc ối hay sinh thiết gai nhau là những phương pháp xâm lấn, có nguy cơ dẫn đến sảy thai, nên phương pháp này cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm cao.
Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, bắt buộc phải thực hiện chọc ối, sinh thiết gai nhau. Còn lại, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện xét nghiệm không xâm lấn.
Trong thai kỳ, thai nhi sẽ bong ra các ADN tự do hòa lẫn vào máu mẹ. Do vậy, bằng cách lấy mẫu máu mẹ tại tĩnh mạch, các bác sĩ cũng có thể tách được mẫu ADN của thai nhi để thực hiện xét nghiệm.
Vào khoảng tuần thai thứ 10, lượng ADN tự do này được cho là đủ lượng để có thể thực hiện xét nghiệm chính xác.
Cách thực hiện xét nghiệm không xâm lấn này đảm bảo chính xác cao, và an toàn cho cả người mẹ lẫn thai nhi.
Xem thêm:
-
6 dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi bố mẹ cần lưu ý để phòng tránh
-
[Tư vấn] Truy thủ phạm gây vô sinh bằng xét nghiệm di truyền.
-
[Từ A -> Z] Phù thai ở bà bầu: Những điều cần lưu ý trong thời gian thai kỳ