Có người phát hiện mắc ung thư khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, có người không tin kết quả chẩn đoán ung thư ban đầu do bất ngờ và nghĩ rằng mình còn trẻ và nhiều người không phát hiện ra bệnh cho đến khi được tiến hành sinh thiết,… đó là rất nhiều nỗi đau mà người trẻ không thể tưởng tượng và chấp nhận nổi. Vậy người trẻ cần làm gì để bảo vệ bản thân khỏi ung thư – căn bệnh thế kỷ?
Ở thế giới và Việt Nam, chưa khi nào người ta lại nhắc đến bệnh ung thư nhiều và với mức độ trầm trọng như hiện nay. Điều đáng cảnh báo là nếu như trước đây, bệnh ung thư chỉ xuất hiện ở những người trung và cao tuổi thì hiện nay, những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.
Ở Việt Nam, khi số ca ung thư phát hiện mới mỗi năm ngày càng nhiều lên thì cũng là lúc tuổi đời mắc bệnh của bệnh nhân hạ thấp đi. Theo kết quả thống kê, đã có nhiều bệnh nhân ung thư ở độ tuổi dưới 25, thậm chí dưới 20 tuổi.
I. Vì sao bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hóa?
Một người đàn ông 34 tuổi bị chán ăn, đau tức hạ sườn phải, đến bệnh viện chuyên ngành về ung thư khám và được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn muộn. Anh bàng hoàng và đau đớn vì bố anh mới mất vì ung thư được ít ngày. Những bệnh nhân nữ phát hiện ung thư vú ở độ tuổi 30. Những người được chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại tràng ở độ tuổi 40. Đó là những trường hợp không còn hi hữu ở Việt Nam hiện nay.
Giải thích cho điều này, về mặt chuyên môn, các chuyên gia nhận định là do trình độ y học của Việt Nam đã phát triển. Việc ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trong tầm soát, chẩn đoán và kiểm soát bệnh giúp phát hiện bệnh sớm. Nhiều người, đặc biệt là người trẻ có ý thức về việc khám sức khỏe tầm soát định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư sớm, được phát hiện bệnh sớm, ngay từ độ tuổi còn trẻ và bệnh ở giai đoạn vàng để điều trị.
Trên thực tế, cuộc sống hiện đại, lối sống hiện đại cũng ẩn chứa nhiều tác nhân gây ung thư khiến cho tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ ngày càng gia tăng. Các tác nhân này bao gồm:
- Lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, lạm dụng chất kích thích…), chế độ ăn uống không cân bằng (sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều đạm, nhiều muối, nhiều dầu mỡ, ít rau xanh, hoa quả…) và lối sống thiếu vận động, không tập thể dục thể thao, thức khuya…
- Tác nhân vật lý: Tia bức xạ, ánh nắng mặt trời…
- Tác nhân hóa học: Phẩm nhuộm, khói bụi, ô nhiễm môi trường…
- Tác nhân sinh học: Virus, vi khuẩn…
II. Cần làm gì để phòng tránh ung thư?
1. Chủ động xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh
Cụ thể:
- Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, các chất kích thích
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tối đa dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm trôi nổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường trái cây và rau xanh
- Vận động, tập thể dục thể thao, tăng cường rèn luyện thể chất thường xuyên và đều đặn mỗi ngày
- Hạn chế tối đa/ Không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bao gồm cả tác nhân vật lý, hóa học và sinh học
2. Cẩn trọng đề phòng với những triệu chứng bất thường của sức khỏe
Không quan tâm, thậm chí coi thường các triệu chứng bất thường của sức khỏe như: tăng/giảm cân nhiều và bất thường mà không biết lý do, có khối u bất thường, ho, tức ngực hay đau đớn ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trong thời gian dài, có xuất hiện dịch bất thường… Khi có các dấu hiệu này, hãy nghĩ ngay đến khả năng về một loại bệnh ung thư có liên quan để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm. Bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng có kết quả tốt.
3. Tiêm vắc xin
Hiện nay, có một số vắc xin được tiêm để phòng bệnh như vắc xin HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng ngừa một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C…
4. Tiến hành tầm soát ung thư sớm định kỳ
Phát hiện bệnh sớm, ngay từ giai đoạn vàng, là điều kiện tốt nhất để điều trị ung thư cho hiệu quả cao, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Nếu như trước đây, khuyến cáo tầm soát ung thư thường dành cho những người từ 50 tuổi trở lên, thì nay, việc tầm soát ung thư nên được thực hiện ở các độ tuổi nhỏ hơn.
Cụ thể: Tầm soát ung thư vú từ 30 tuổi trở lên đối với nữ giới. Tầm soát ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng từ 40 đến 45 tuổi… Đặc biệt với những gia đình có tiền sử có người mắc các căn bệnh này, người mắc bệnh béo phì, người có tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có thể dẫn tới ung thư, việc tầm soát cần được thực hiện sớm hơn nữa.
Viện công nghệ DNA là một địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn để thăm khám, tầm soát gen, tầm soát ung thư sớm. Bệnh viện quy tụ được đội ngũ chuyên gia, bác sỹ đầu ngành về lĩnh vực di truyền học, cùng với hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất hiện nay. Đến với viện công nghệ DNA, khách hàng sẽ được tư vấn, khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, an toàn, chính xác.
Hãy gọi vào số điện thoại đường dây nóng 1900886814 hoặc truy cập website: https://viencongnghedna.com.vn/ để cùng Viện công nghệ DNA chủ động phòng bệnh ung thư sớm và hiệu quả nhất. Viện làm việc các ngày trong tuần, cả ngày Lễ, thứ 7 và Chủ Nhật./.
Xem thêm: