Phụ nữ sinh con ở tuổi 40 – có đáng lo ngại?

Vì nhiều lý do, nhiều phụ nữ mang thai và sinh con ở tuổi 40. Độ tuổi này không được đánh giá là độ tuổi tốt nhất cho việc sinh nở. Vậy phụ nữ sinh con ở tuổi 40 có đáng lo ngại không và cần lưu ý những vấn đề gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, con sinh ra bình an.

1. Khả năng mang thai của phụ nữ tuổi 40

Theo giới chuyên gia, độ tuổi sinh sản đẹp nhất ở nữ giới là từ 20 – 29 tuổi. Mang thai khi tuổi càng cao, tỉ lệ đậu thai giảm dần, cùng với đó là tăng nguy cơ gặp các biến chứng sản khoa.

Cụ thể, khả năng mang thai của nữ giới độ tuổi 40 chỉ đạt khoảng 50%, bước sang năm tuổi thứ 43, con số này giảm mạnh chỉ còn 2-3%. Nguyên nhân là do từ sau tuổi 35, số lượng và chất lượng trứng của nữ giới suy giảm nhanh chóng. Việc số lượng và chất lượng trứng giảm đồng nghĩa với khả năng gặp tinh trùng và thụ thai thành công giảm mạnh.

Mang thai tuổi 40, mẹ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề

2. Phụ nữ sinh con ở tuổi 40 có đáng lo ngại?

Sang loc truoc sinh Phu nu do tuoi 35 khong nen bo qua 01

Từ tuổi 35 trở đi, việc phụ nữ mang thai và sinh con tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé. Nếu sinh con tuổi 40, chị em sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như:

2.1. Khó có thai

Như đã trình bày ở trên, khả năng thụ thai thành công ở phụ nữ tuổi 40 chỉ đạt khoảng 50% nên việc mang thai tự nhiên là khá khó khăn. Ngoài ra, khi đã mang thai thành công thì tỷ lệ sảy thai cũng tương đối cao: 24% với nữ giới từ 35-40 tuổi, 38% với nữ giới 43 tuổi và từ 44 tuổi trở lên thì nguy cơ sảy thai là 54%.

Việc có thai đối với phụ nữ 40 tuổi đã rất khó khăn mà việc giữ được thai nhi an toàn cho đến khi chào đời là điều còn khó khăn hơn.

2.2 Biến chứng thai kỳ

Phụ nữ mang thai khi tuổi đã cao có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng thai kỳ như: tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai như nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, sót nhau sau sinh…

2.3 Nguy cơ sinh non

Mang thai ở tuổi 40, mẹ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, con nhẹ cân, thai chết lưu cao hơn rất nhiều so với những người phụ nữ ít tuổi hơn. 

2.4 Thai nhi khó phát triển bình thường

Mang thai khi tuổi cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thai nhi mắc các bệnh về nhiễm sắc thể. Những nhiễm sắc thể trong tế bào của thai nhi có thể kết dính, thừa hoặc thiếu, dẫn đến các hội chứng nguy hiểm như: hội chứng Down, hội chứng Edwards, trẻ chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ…

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ mang thai ở tuổi 25 có xác suất sinh con mắc hội chứng Down là 1/1250 nhưng nếu mang thai tuổi 35 thì xác suất lên tới 1/378 và mang thai ỏ tuổi 40 thì xác suất là 1/100, đến tuổi 45 là 1/30.

Mang thai khi tuổi cao, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
Mang thai khi tuổi cao, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

2.5 Khó sinh

Mang thai và sinh con ở tuổi 40, mẹ có nguy cơ cao phải sinh mổ. Có đến 50% các mẹ mang thai tuổi 40 phải sinh con bằng biện pháp sinh mổ. Việc sinh thường không chỉ khó khăn hơn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

3. Phụ nữ cần làm gì khi sinh con ở tuổi 40?

Mang thai và sinh con khi 40 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm trong suốt cả thai kỳ lẫn khi chuyển dạ. Để đảm bảo có được một thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra bình an, mẹ bầu nên thực hiện những điều dưới đây:

3.1 Khám thai định kỳ thường xuyên

Việc khám thai thường xuyên là việc làm rất quan trọng với mẹ bầu, nhất là những chị em mang thai ở độ tuổi 40. Mỗi lần khám thai giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nhất bất thường để có biện pháp xử lý sớm và được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

3.2 Sàng lọc trước sinh

Vì mang thai tuổi 40 tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên mẹ bầu cần thực hiện một số biện pháp sàng lọc trước sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA vô tế bào, sinh thiết gai nhau, chọc dịch ối, xét nghiệm NIPT…

Trong đó, xét nghiệm NIPT được đánh giá cao hơn cả bởi độ chính xác lên đến 99%, có thể phát hiện sớm những bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh… ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Nếu mang thai ở độ tuổi đã cao, 40 tuổi thì mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm này.

Mẹ bầu nên đi xét nghiệm Sàng lọc trước sinh NIPT sớm
Mẹ bầu nên đi xét nghiệm Sàng lọc trước sinh NIPT sớm

3.3 Thay đổi lối sống

Mẹ bầu nên xây dựng lối sống lành mạnh như: rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội; tránh xa chất độc hại; ngủ đủ giấc; không uống rượu bia, hút thuốc lá; kiểm soát cân nặng phù hợp vì béo phì khiến mẹ có nguy cơ cao mắc các biến chứng thai kỳ hơn…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì chúng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

3.4 Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng nuôi sống thai nhi là chính những gì mẹ dung nạp vào cơ thể. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ và cân bằng các loại dinh dưỡng. 

Những chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung là nhóm tinh bột, chất đạm, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất… Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung một số loại thuốc bổ như viên sắt, canxi, acid folic… để thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

3.5 Lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp

Việc sinh bé ở những phụ nữ tuổi 40 sẽ khó khăn hơn nhiều so với những chị em trẻ tuổi hơn. Nếu những lần mang thai trước đó mẹ sinh mổ thì lần này mẹ cũng nên sinh mổ. Nếu đã sinh thường trước đó thì lần mang thai này mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có sinh thường được không.

Tuổi 40, mẹ nên lựa chọn kỹ phương pháp sinh nở, khuyến cáo sinh mổ để phòng tránh các tai biến sản khoa như băng huyết sau sinh, thuyên tắc mạch, suy thai cấp… có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Mang thai ở tuổi 40 mẹ có thể gặp phải nhiều biến chứng nhưng nếu được chăm sóc thai kỳ tốt, kiểm tra sức khỏe thường xuyên thì cơ hội sinh ra em bé khỏe mạnh vẫn là rất lớn.

unnamed

Xem thêm:

5/5 (1 Review)