Những thông tin về căn bệnh viêm gan cấp tính đang xuất hiện trên 20 quốc gia, chưa tìm được nguyên nhân dấy lên những nỗi lo sợ trong nhiều người dân. Liệu rằng căn bệnh này có phát triển thành dịch như Covid-19 hay không?
Kể từ tháng 10/2021 căn bệnh viêm gan bí ẩn xuất hiện ca đầu tiên tại Mỹ, sau đó căn bệnh lây lan sang các nước Châu Âu, rồi nhanh chóng lan sang hơn 20 quốc gia, đa số trẻ mắc bệnh này đều tự khỏi, tuy nhiên một số trẻ mắc phải biến chứng nặng và tử vong. Các chuyên gia tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cũng sẽ khó tránh khỏi việc bị lây nhiễm căn bệnh này.
Viêm gan cấp tính là gì?
Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, giữ chức năng tổng hợp các protein thiết yếu, và loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương. Viêm gan cấp tính là bệnh diễn ra trong thời gian 6 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan: nhiễm virus, do rượu bia, thuốc, hóa chất, rối loạn chuyển hóa và hệ miễn dịch…
Với bệnh viêm gan do virus, các virus chính gây ra viêm gan được xác định là virus viêm gan A, B, C, D, E.. Tuy nhiên, bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn mới xuất hiện trong thời gian gần đây lại không nằm trong các nguyên nhân vừa nêu. Các chuyên gia trên thế giới đều đang nỗ lực tìm kiếm nguyên nhân gây ra căn bệnh này, và đặt ra một số giả thiết: hệ miễn dịch của trẻ em bị suy giảm sau thời gian giãn cách do Covid-19, tiếp xúc với chó, … Trong số đó, các ý kiến đều nghiêng về Adenovirus.
Adenovirus có liên quan thế nào đến viêm gan cấp tính bí ẩn?
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Lancet, các ca viêm gan cấp tính ở trẻ nhỏ được đặt giả thiết là có thể là sự kết hợp của virus Corona và virus Adeno. Khi trẻ bị nhiễm liên tiếp 2 loại virus này cùng lúc, và tạo thành một ổ chứa virus trong đường ruột của trẻ. Hai loại virus cùng hoạt động và cộng hưởng, khiến tế bào miễn dịch bị kích hoạt liên tiếp, gây ra rối loạn phản ứng của hệ miễn dịch, tạo thành các siêu kháng nguyên, gây ra tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể. Tác động của Adenovirus càng khiến ổ viêm nặng hơn, gây ra phản ứng bất thường của hệ miễn dịch, và dẫn đến bệnh viêm gan cấp tính.
Đến nay, các ca bệnh đang xuất hiện ở trên 20 quốc gia, tính đến 10/5 là có tới 300 ca. Tuy nhiên, các tài liệu hiện tại cho biết các bệnh viêm gan cấp này thường xảy ra độc lập, không có sự lây nhiễm như Covid-19. Do đó, việc có thể phát triển thành dịch hay không cũng chưa xác định được. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nguy cơ cao căn bệnh này cũng sẽ xuất hiện tại Việt Nam.
Theo một nghiên cứu tại bang Alabama (Mỹ) cho biết, virus Adeno 41 có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp tính tại trẻ em. Virus này chủ yếu lây qua đường phân, và đường miệng. Có hơn 50 chủng Adenovirus, trong đó, Adenovirus 41 được cho là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ mắc viêm gan ở trẻ em khỏe manh, và là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan ở những trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn nguyên nhân của căn bệnh này. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về mối liên quan giữa virus này và căn bệnh viêm gan cấp tính.
Giải trình tự gen phát hiện bệnh viêm gan bí ẩn
Trước luồng thông tin những trẻ em mắc viêm gan bí ẩn đều xuất hiện các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm… xét nghiệm men gan thì thấy men gan tăng. Nhiều cha mẹ hoang mang, không biết có nên cho con mình đi xét nghiệm men gan để phát hiện sớm, phòng ngừa bệnh từ sớm hay không?
Các chuyên gia cho biết, khi trẻ có những biểu hiện mệt mỏi, bất thường, cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ bị viêm gan thì các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để tìm thêm tác nhân gây bệnh: viêm gan A, B, C, E… nếu loại trừ hết các tác nhân này thì mới nghĩ đến Adenovirus.
Để phát hiện Adenovirus 41 cần đến các xét nghiệm chuyên sâu, giải trình tự gene. Xét nghiệm này không phải đơn vị xét nghiệm nào cũng thực hiện được, phải là những trung tâm xét nghiệm có công nghệ cao.
Hiện tại, để phòng ngừa căn bệnh viêm gan bí ẩn này, các chuyên gia khuyến nghị các cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh cho con thật tốt, thường xuyên rửa tay, che miệng khi ho, tránh tiếp xúc với người bệnh, và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Xem thêm: