Thuốc dùng để điều trị bệnh, tất nhiên chỉ nên sử dụng khi có bệnh, dưới sự chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên, nó luôn là con dao hai lưỡi. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên sử dụng, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đối với cả bệnh Covid-19 cũng vậy, khi không có triệu chứng các bác sĩ khuyến cáo không cần sử dụng thuốc.
Theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, số bệnh nhân mắc Covid 19 không triệu chứng và nhẹ chiếm khoảng 80% tổng số ca mắc. Với những bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, các bác sĩ khuyến cáo không cần phải dùng thuốc điều trị, tuy nhiên họ cần phải tuân thủ chặt chẽ qui định tự cách ly ở khu vực riêng biệt, tránh tiếp xúc với người xung quanh, sát khuẩn hàng ngày và đảm bảo kết nối thường xuyên với nhân viên y tế để được theo dõi hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý ăn uống đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, và chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc thiết yếu.
Dưới đây là một số loại thuốc thiết yếu mà F0 không triệu chứng tự theo dõi tại nhà cần chuẩn bị sẵn:
Đầu tiên là thuốc hạ sốt. Loại thuốc phổ biến là paracetamol, có nhiều chế phẩm khác nhau và tiện dụng. Đây là loại thuốc không thể thiếu ngay cả khi không phải là F0, trong tủ thuốc gia đình cũng cần phải dự phòng.
Trong trường hợp bị sốt cần dùng đến, bạn cần lưu ý đến liều lượng sử dụng cho phép, và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, liều lượng uống paracetamol được tính theo số cân nặng của mỗi người. 10-15g/kg cân nặng. Ví dụ 1 người 50kg sẽ uống được 1 viên 500mg. Và uống mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng, một ngày uống tối đa 5 lần. Nếu uống quá liều, thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, dẫn đến suy gan, ngộ độc, điều trị rất khó khăn và có nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, trong nhà luôn cần có nước súc họng bằng dung dịch pha sẵn, hoặc nước muối sinh lý. Bạn cần kiên trì súc họng khoảng 3-5 lần mỗi ngày.
Một loại thuốc nữa mà F0 cần phải chuẩn bị sẵn sàng đó là thuốc kháng viêm và chống đông. Riêng với loại thuốc này cần được sự chỉ dẫn sử dụng kỹ càng từ bác sĩ. Thuốc kháng viêm và chống đông chỉ dùng khi có biểu hiệu suy hô hấp.
Tức là khi nhịp thở của bạn trên 25 lần trên phút, là bạn đang có nguy cơ khó thở, tức ngực, khó nói. Đó là những triệu chứng của suy hô hấp.
Nếu có thể bạn nên trang bị máy SpO2 cặp ở đầu ngón tay để đo nồng độ oxy chính xác. Bình thường SpO2 trên 96%, nếu ta chỉ hít thở khí thở. Nếu SpO2 dưới 95% là dấu hiệu suy hô hấp. Để sử dụng máy này, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và không nên sơn móng tay, vì nếu cặp sai, hay sơn móng thì tín hiệu không đúng, cho kết quả SpO2 bị hạ dù không thiếu oxy.
Khi đo được có biểu hiện suy hô hấp, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng thuốc chống viêm, chống đông, đồng thời kết nối ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời. Lưu ý là loại thuốc này chỉ giúp bạn cầm cự trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế đến trợ giúp.
Các thuốc chống viêm thường dùng là dexamethasone, methylprednisolone hoặc prednisolone, dexamethasone,… Khi cần bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Thuốc chống đông có 3 loại với hàm lượng khác nhau, trong thuốc đã ghi rất rõ hàm lượng bao nhiêu. Ví dụ rivaroxaban, apixaban, dabigatran. Để tìm hiểu rõ thông tin về thuốc, ngoài việc hỏi rõ bác sĩ, bạn có thể tìm kiếm thêm mạng internet, có thể đọc được tên và hàm lượng, liều dùng. Thông thường thì trong các gói thuốc cũng đã ghi rất rõ hàm lượng, liều lượng, cách dùng như thế nào, chỉ cần ta tuân thủ đúng theo hướng dẫn là có thể đảm bảo an toàn trong dùng thuốc.