Bạn biết gì về bệnh ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nam giới và những người lớn tuổi, tuy vậy bệnh không loại trừ bất kỳ ai. Nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị bệnh thành công rất cao. Do vậy, cần tìm hiểu về bệnh ung thư bàng quang để biết cách phòng tránh, ngăn chặn nghững nguy cơ gây bệnh.

I. Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là một loại ung thư bắt đầu trong bàng quang, một túi rỗng hình cầu ở vùng xương chậu, có chức năng chứa nước tiểu. Ung thư bàng quang thường bắt đầu từ các tế bào lót mặt trong của bàng quang. 

ung thư bàng quang là gì

Cũng giống như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư bàng quang nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, khả năng điều trị thành công rất cao. Tuy nhiên, bệnh có đặc thù là khả năng tái phát rất cao, nên ngay cả giai đoạn đầu sau khi điều trị, bệnh ung thư bàng quang vẫn cần phải kiểm tra theo dõi để ngăn chặn nguy cơ tái phát ung thư bàng quang.

Các biểu hiện thường thấy của ung thư bàng quang là: Tiểu buốt, tiểu rắt, có máu trong nước tiểu, phù chân, mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào giống như vậy, bạn cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị sớm. 

II. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang

  • Giới tính: Ung thư bàng quang thường được phát hiện ở nam giới, và thường là những người lớn tuổi. 

nguyên nhân gây ung thư bàng quang

  • Thuốc lá: Những người hút thuốc lá thường xuyên đối mặt với nhiều loại bệnh ung thư. Điều này đã được các chuyên ra chỉ rõ. Người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. 
  • Tiền sử gia đình: Những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư bàng quang cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh này. 
  • Hóa chất: Những công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp nhuộm, cao su thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn những người bình thường. 
  • Nhiễm trùng đường tiểu tái phát: Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang tái phát nhiều lần, có thể khiến niêm mạc bàng quang bị tổn thương, nếu để lâu không điều trị cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang. 

III. Các giai đoạn ung thư bàng quang

  • Giai đoạn 0: Tế bào ung thư ở giai đoạn này mới chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc trong lớp lót bên trong bàng quang với kích thước rất nhỏ.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã lan đến thành bàng quang với kích thước lớn hơn.

Ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu thường có những biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra máu, tắc nghẽn đường tiết niệu khiến các vấn đề bất thường tiểu tiện ngày càng trầm trọng hơn.

  • Giai đoạn 2:  Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã tới các cơ của thành bàng quang, nhưng vẫn còn giới hạn trong bàng quang, chưa lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư lúc này đã lan qua thành bàng quang để tới các mô xung quanh. Nó cũng có thể đã lây lan đến tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung hoặc âm đạo ở phụ nữ.

1af

  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này, tế bào ung thư có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác như khung chậu, bụng, hạch bạch huyết hoặc lan tới cả phổi, xương hoặc gan

Ung thư bàng quang thường dễ tái phát, vì vậy sau điều trị, người bệnh vẫn cần được kiểm tra sức khỏe theo định kỳ bác sỹ yêu cầu trong suốt cuộc đời.  

Cách tốt nhất là phòng tránh ung thư bàng quang bằng chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước để hệ bài tiết hoạt động ổn định, vận động và nghỉ ngơi một cách điều độ, hợp lý và khoa học.

Xem thêm:

 

 

0/5 (0 Reviews)