Xét nghiệm ADN ông bà cháu là phương pháp giám định ADN áp dụng khi các đối tượng yêu cầu xét nghiệm được giả định mối quan hệ là ông (bà) và cháu.
Khi cha hoặc mẹ giả định không thể tham gia xét nghiệm ADN, việc xác định huyết thống có thể được tiến hành gián tiếp bằng mối quan hệ ông (bà) – cháu. Tùy vào trường hợp cụ thể, một trong các loại xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y sẽ được phân tích. Đối với các xét nghiệm liên quan đến mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ, phương pháp phân tích ADN ti thể có thể được sử dụng để khẳng định giả thuyết về mối quan hệ huyết thống giữa các cá nhân tham gia giám định ADN.
Có 4 loại xét nghiệm ADN tương ứng với từng mối quan hệ:
- Phân tích nhiễm sắc thể Y: ông nội – cháu trai
- Phân tích nhiễm sắc thể X: bà nội – cháu gái
- Phân tích ADN ti thể: bà ngoại – cháu
Nhiễm sắc Y là nhiễm sắc thể giới tính đặc trưng cho giới tính nam ở người. Theo quy luật di truyền tất cả nam giới theo dòng nội như ông nội, bác, cha, chú, con trai, cháu trai… đều có cùng một hệ gen trên nhiễm sắc thể Y. Do đó, bằng việc phân tích ADN trên nhiễm sắc thể này của những người nam theo dòng nội, các chuyên gia có thể khẳng định mối quan hệ: ông nội – cháu trai.
Cặp nhiễm sắc XX là cặp nhiễm sắc thể giới tính đặc trưng cho giới tính nữ ở người, một nhiễm sắc thể X có nguồn gốc từ mẹ (dòng ngoại) và một nhiễm sắc thể X có nguồn gốc từ cha (dòng nội). Dựa vào việc phân tích di truyền nhiễm sắc thể, chúng ta biết rằng một trong hai nhiễm sắc thể X của cháu nội gái có nguồn gốc từ bà nội. Do đó, bằng việc phân tích ADN trên nhiễm sắc thể X của bà nội – cháu gái, các chuyên gia có thể khẳng định mối quan hệ giả định ban đầu có tồn tại thật sự hay không.
Ngoài hệ gen trong nhân, trong tế bào còn tồn tại hệ gen ngoài nhân, hệ gen này trong bào quan có tên gọi là ti thể. Do tồn tại trong tế bào chất, hệ gen này chỉ di truyền theo dòng ngoại như bà ngoại, mẹ, dì, anh chị em cùng mẹ, anh chị em con dì. Do đó, xét nghiệm ADN ti thể là phương pháp để xác định huyết thống theo dòng ngoại giữa các cá nhân có nhu cầu xét nghiệm ADN.
Loại mẫu:
- Mẫu đơn giản: Máu, tóc, móng, cuống rốn, tế bào niêm mạc miệng…
- Mẫu đặc biệt: Đầu lọc thuốc lá, bàn chải đánh răng, xương, răng…