Người bệnh Thalassemia phải theo dõi sức khỏe rất sát sao, phải liên tục điều trị truyền máu và thải sắt khiến sức khỏe của họ bị suy giảm nghiêm trọng. Việc tạo dựng một lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho quá trình điều trị, khiến sức khỏe của họ được cải thiện hơn.
Việc truyền máu cùng với tác động làm tăng hồng cầu qua việc tăng hấp thu sắt trong chế độ ăn của người bệnh Thalassemia thường khiến người bệnh bị quá tải sắt, gây ứ sắt trong các cơ quan, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp như: rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến thượng giáp, rối loạn hấp thu canxi…
Để hạn chế nguy cơ đẫn đến biến chứng, một chế độ ăn có kết cấu phù hợp, vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa ngăn ngừa ứ sắt, và giảm thiểu những dinh dưỡng bị dư thừa là điều rất cần thiết với bệnh nhân Thalassemia.
Để thiết lập được chế độ ăn phù hợp nhất, người bệnh cần có hiểu biết nhất định về bệnh của mình.
1. Chế độ ăn phù hợp
Để hỗ trợ điều trị tốt nhất, cải thiện tình trạng sức khỏe ổn nhất, người bệnh Thalassemia cần có chế độ ăn phong phú, một số loại thực phẩm được bác sĩ khuyên nên ăn gồm:
a. Ngũ cốc
Người bệnh Thalassemia thường được các bác sĩ khuyến khích chế độ ăn hạn chế carbohydrate tinh luyện. Do vậy, thay vì sử dụng tinh bột dạng tinh chế như cơm trắng, bánh mì trắng, … người bệnh Thalassemia nên ăn những loại ngũ cốc nguyên cám như bánh mì nguyên cám, yến mạch nguyên cám, gạo lức…
\a
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và vitamin B, tốt cho sức khỏe. Ngũ cốc nguyên cám có thể dùng chung với sữa rất tốt cho sức khỏe. Không nên dùng chung ngũ cốc với các loại nước cam, dâu, … vì sự kết hợp này có thể làm tưng khả năng hấp thu sắt.
b. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Rối loạn hấp thu canxi và Vitamin D, thiếu hụt dinh dưỡng là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân Thalassemia, nhất là ở những người trẻ tuổi. Do vậy, người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ canxi. Trong sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, …
Ngoài sữa, người bệnh cũng nên bổ sung canxi từ các loại thực phẩm khác: trứng, các loại đậu,…
c. Thực phẩm giàu Vitamin
Rau củ quả tươi là nguồn vitamin quý giá, giàu chất xơ và chất oxy hóa tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch, nhờ vào đó sẽ hạn chế được những biến chứng do bệnh Thalassemia gây ra.
Ngoài rau củ quả tươi, người bệnh Thalassemia cũng nên bổ sung các loại hạt như hạnh nhân, bơ, đậu nành, dầu ô liu… để bổ sung vitamin E, đây cũng là một dinh dưỡng chống ô xy hóa tuyệt vời, giúp người bệnh làm chậm quá trình lão hóa, và giúp tăng khả năng đáp ứng với thuốc điều trị tăng sinh hồng cầu.
Có một số người bệnh Thalassemia đã thử thay đổi bữa ăn thông thường bằng smoothie (món ăn từ quả, hạt, rau, dầu oliu, protein thực vật xay nhuyễn) và cho biết cảm thấy có những thay đổi tích cực về sức khỏe.
d. Trà xanh
Trà xanh là một loại đồ uống có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng chất tanin trong trà lại hạn chế hấp thu sắt. Điều này với người bình thường là một bất lợi, nhưng với người bệnh Thalassemia lại rất phù hợp. Để hạn chế hấp thu sắt, ngăn ngừa tình trạng ứ sắt trong cơ thể bệnh nhân Thalassemia, người bệnh thường được khuyên nên uống một tách trà xanh sau mỗi bữa ăn, và nên duy trì uống trà xanh mỗi ngày.
2. Tập thể dục mọi lúc, mọi nơi
Tập thể dục thường xuyên luôn là một yếu tố quan trọng của một lối sống lành mạnh, giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch. Với người bệnh Thalassemia cũng vậy, để hỗ trợ cho quá trình điều trị, người bệnh cần duy trì tập thể dục với những bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.
Với những bệnh nhân Thalassemia không thể vận động mạnh, có thể tham gia những những hình thức tập luyện nhẹ nhàng hơn như đạp xe, đi bộ. Một số bệnh nhân có vấn đề về khớp, có thể lựa chọn những bộ môn như yoga, bơi lội…
3. Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng bằng vắc-xin
Người bệnh Thalassemia rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng. Hệ miễn dịch suy yếu khi họ thường xuyên phải điều trị thải sắt, hoặc phải cắt bỏ lá lách, khiến cơ thể khó có thể chống đỡ khi vi khuẩn, virus xâm nhập. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, người bệnh Thalassemia, kể cả trẻ em lẫn người lớn đều cần được tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Ngoài những lưu ý nêu trên, người bệnh Thalssemia cần luôn giữ tinh thần lạc quan, sắp xếp thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Sinh ra mắc bệnh Thalassemia là một thiệt thòi lớn, cả đời phải điều trị tốn kém về tiền bạc, tổn thất về thể chất, tinh thần. Vì vậy, hãy phòng ngừa sinh con mắc bệnh Thalassemia bằng cách xét nghiệm tiền hôn nhân sàng lọc Thalassemia và xét nghiệm sàng lọc trước sinh để đảm bảo sinh con khỏe mạnh, hãy liên hệ ngay với Viện DNA để được tư vấn theo hotline: 190 886 814